Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sự việc chính trong truyện Thạch Sanh:
- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch sanh
- Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
- Đi canh miếu và diệt chằn tinh
-Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Hồn chằn tinh và đại bàng báo oán, Thạch sanh bị bắt oan vào ngục.
- Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.
- Thạch Sanh đối đầy với 18 nước.
- Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.
Tác dụng của thứ tự kể trong văn bản thằng Ngỗ là:
- Làm cho người đọc cảm giác cuốn hút.
- Là loại thứ tự kể khó.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất. Câu chuyện đã đem lại tiếng cười hồn nhiên vui vẻ.

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

* Các nhân vật này được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo:
- Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
* Trong cuộc giao tranh:
- Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh
- Sơn Tinh: dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu...
* Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
- Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm được hình tượng hóa.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chông lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng.
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Trả lời:
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có các ý nghĩa sau:
- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi Tản Viên trở thành con rể vua Hùng có ý nghĩa đề cao quyền lực của các vua Hùng.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.
Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.
Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

1)Vì gấu trúc chỉ có 2 màu trắng đen nên nó ao ước được chụp hình màu – vậy mà hem thể được vì chụp cỡ nào cũng chỉ có trắng đen mù thôi!
2)Đó là bà mẹ đang cho con bú!
3) 1 phút suy tư bằng 1 năm không ngủ.
1 Gấu trúc ao ước được chụp ảnh màu, vì gấu trúc chỉ có 2 màu đen trắng, nên chỉ mong có một tấm ảnh màu mà không có được, vẫn mãi chỉ là đen trắng mà thôi
2 Cho con bú
3 1 phút suy tư = 1 một năm không nằm

Khi cần biểu đạt một điều gì đó (một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ...) cho người khác biết thì ta dùng ngôn ngữ nói hoặc viết (có thể một câu hoặc nhiều câu), đó là giao tiếp.
Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính- công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

-Truyện về người anh hùng làng Gióng có công đánh giặc, cứu nước được nhân dân thờ phụng như bác Thánh.
-Tên truyện thể hiện thái độ tôn vinh người anh hùng làng Gióng của nhân dân ta.

1.tự sự. nhan đề là : có công mài sắt có ngày nên kim
2.từ láy là:nguệch ngoạc , mải miết , ôn tồn ,
3.trạng ngữ là thành phần phụ của câu , có nhiệm vụ làm dấu hiệu nhận biết ,xác định thời gian ,nguyên nhân ,nơi chốn,mục đích của 1 sự vật hiện tượng.Trạng ngữ xuất hiện trong câu để trả lời cho câu hỏi như:ở đâu?khi nào?tại sao?bằng cách nào?để làm gì?trạng ngữ trong đoạn văn là : Một hôm trong lúc đi chơi
4.liên tưởng đến câu thành ngữ : siêng học siêng làm // có chí thì nên
5. cuộc sống vốn có nhiều khó khăn trở ngại,nhưng chỉ cần có lòng kiên trì,nhẫn nại,bền bỉ,biết đầu tư công sức thì sẽ vượt qua tất cả .bởi ko có việc gì khó khăn,chỉ sợ ta ko có ý chí.công việc dù gian nan đeens đâu chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công,sẽ đạt đc ước mơ.
6. câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim như trên . thay cậu bé,cậu=tôi hoặc thay bà cụ=tôi (chú ý: những lời thoại ko đc thay mà để yên như thế. nếu đóng vai cậu bé thì đoạn đầu ko" ngày xưa ..." nữa mà thay vào đấy là:"tôi là 1 cậu bé ko có lòng kiên trì , làm việc gì cũng mau chán . mỗi ......."rồi tự thay vào)

a)TRUYỀN THUYẾT LÀ GÌ?
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.
b)TRUYỆN CỔ TÍCH LÀ GÌ?
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.
1. Truyện là gì?
Truyện là một thể loại văn học, thường được viết dưới dạng văn xuôi, kể lại một câu chuyện với các nhân vật, sự kiện và cốt truyện cụ thể.
2. Truyện truyền thuyết là gì?
Truyện truyền thuyết là một thể loại truyện kể lại các câu chuyện về các sự kiện, nhân vật và hiện tượng siêu nhiên, thường được truyền miệng qua các thế hệ.
3. Truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là một thể loại truyện kể lại các câu chuyện về các nhân vật và sự kiện trong một thế giới tưởng tượng, thường có yếu tố ma thuật, kỳ diệu và kết thúc có hậu.
4. Truyện đồng thoại là gì?
Truyện đồng thoại là một thể loại truyện kể lại các câu chuyện về các con vật và các sự kiện trong thế giới động vật, thường được sử dụng để giáo dục và truyền tải các bài học về cuộc sống.
5. Kí là gì?
Kí là một thể loại văn học, thường được viết dưới dạng văn xuôi, kể lại các sự kiện, trải nghiệm và quan sát của tác giả trong cuộc sống.
6. Thơ là gì?
Thơ là một thể loại văn học, thường được viết dưới dạng văn vần, sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện cảm xúc, tư tưởng và quan sát của tác giả.
7. Văn bản nghị luận là gì?
Văn bản nghị luận là một loại văn bản nhằm mục đích thuyết phục người đọc hoặc người nghe về một quan điểm, ý kiến hoặc lập luận cụ thể.
8. Văn bản thông tin là gì?
Văn bản thông tin là một loại văn bản nhằm mục đích cung cấp thông tin, kiến thức hoặc dữ liệu về một chủ đề hoặc vấn đề cụ thể.
1️⃣ Truyện là gì?
2️⃣ Truyện truyền thuyết là gì?
3️⃣ Truyện cổ tích là gì?
4️⃣ Truyện đồng thoại là gì?
5️⃣ Kí là gì?
6️⃣ Thơ là gì?
7️⃣ Văn bản nghị luận là gì?
8️⃣ Văn bản thông tin là gì?