Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời
- Vì nếu để Thủy Tinh thắng thì công chúa Mị Nương sẽ phải xuống biển mà con người không thể thở được dưới biển nếu không có oxi . Thủy Tinh lên cạn thì nhân dân ta sẽ chìm trong biển nước,suốt ngày bị lũ lụt . Có rất nhiều trường hợp mà tác giả dân gian không muốn để cho Thủy Tinh thắng vì thế vì Thủy là nước .
- Đã làm những việc :
+ Đắp đê phòng lũ .
+ Chuyển bà con nơi lũ lụt đến nơi an toàn để tránh thiệt mạng về người .
+ Quyên góp sách vở,đồ ăn cho bà con nơi lũ lụt .
...
Bài làm
+Tại sao ko thể để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh?
- Vì như vậy sẽ phản lại ý nghĩa của mỗi nhân vật trong truyện . Sơn Tinh (con người) chống lại Thủy Tinh (lũ lụt , thiên nhiên) nên Thủy Tinh không thể thắng Sơn Tinh.
+ Ngày nay những chàng Sơn Tinh là những việc để chống lũ lụt là:
- Chủ động theo dõi thông tin mưa, lũ, lụt và sự chỉ đạo của chính quyền qua đài phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh xã, phường.
- Thực hiện chế độ tuần tra canh gác đê theo cấp báo động theo sự phân công của chính quyền địa phương.
- Tranh thủ thu hoạch hoa màu trên bãi sông.
- Sẵn sàng đóng góp vật tư, vật liệu được chuẩn bị tại chỗ theo sự phân công của chính quyền để hộ đê, phòng chống lụt bão khi có yêu cầu.
- Có trách nhiệm đảm bảo an toàn về người và phương tiện, tuân thủ các quy định về điều kiện an toàn đối với hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc. Chủ động dừng hoạt động trên sông khi thấy không an toàn.
- Chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm.
- Đối với nhân dân vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng nguy cơ sạt lở mạnh, cần chuẩn bị hoặc chủ động sơ tán để bảo đảm an toàn.
- Kiểm tra thiết bị điện trong nhà, di dời các hóa chất, thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập; không ra vớt củi trên sông.
- Báo cáo với chính quyền địa phương khi phát hiện thấy những sự cố hư hỏng đê, kè, cống…
# Chúc bạn học tốt #

Không. Vì: nếu TT thắng thì vua Hùng và thần dân đều bị ngập úng trong lũ.
Thủy Tinh chiến thắng không được vì nhân dân sẽ chết hết trong lũ lụt.
Không thể bỏ sự việc" Hằng năm Thủy Tinh....." vì như vậy không giải thích được lí do lũ ở đồng bằng Bắc Bộ
=> Không thể hiện được ý của bài.

Vì nhân dân mún thể hiện sức mạnh và ước mơ của người Việt cổ mún chế ngự thiên tai

- Sự việc khởi đầu (1)
- Sự việc phát triển ( 3)
- Sự việc cao trào ( 4- 5)
- Sự việc kết thúc (7)
b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:
- Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm
- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám
- Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.
- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái
- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua
- Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua
- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân
- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất
c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng
- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh
- Không để nhân vật Thủy Tinh thắng
- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh

Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.

Bài làm
Mọi người đã biết Sơn Tinh là thần núi, tượng trưng cho người Việt cổ đắp đê chóng lụt, là ước mơ của mọi người đuợc hình tượng hóa. Thùy Tình là tượng trưng cho mùa bão lũ lụt,. Đây là một câu chuyện làm ra để hưởng ứng sự kiên ngoài thực của những người Việt xây đê để chặn nuớc lũ, nhân dân ta luôn thắng và bảo vệ đuợc quê huơng nên nhân dân ta luôn để cho Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.
# Học tốt #
nếu thủy tinh thắng sơn tinh thì câu chuyện sẽ sang một hướng khác

Theo em, Thủy tinh có thể thắng đc ST là sai
Vì sao thì mik ko biết
sao bạn ko chịu động não vậy khoavn free fire 2k9?

1,
Ý nghĩa của truyện:
- Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
==> Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
2,Thể hiện ước mơ,công lao trị thủy của người dân muốn ngăn trăn bão lũ.
4,
Các yếu tố liên quan đến lịch sử trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là:
- Đời Vua Hùng thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt trần tên là Mỵ Nương.
- Khi Mỵ Nương đến tuổi cập kê, Vua Hùng ban truyền trong dân gian tìm nhân tài kén phò mã.
- Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch là lũ lụt lại kéo về.
- Từ xưa, nhân dân ta đã có truyền thống chống lũ chống lụt.
Bổ sung 4)giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng .

Đề 2 : Đoạn trích trên là một đoạn trích tiêu biểu nằm trong phần cuôi truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh . Đây là văn bản đặc sắc nhất của dân tộc ta . Đoạn văn trên kể về trận chiến quyết liệt giữa 2 vị thần , nổi bật lên là hình ảnh vẻ đẹp của Sơn Tinh . Hình ảnh Sơn Tinh hiện lên thật oai phong , lầm liệt , không hề nao núng . Trước sức mạnh tấn công của Thủy Tinh , chàng bình tĩnh , vững vàng chống trả " bốc đồi , dời núi , ngăn chặn dòng nước lũ khiến thần nước đành phải rút lui . Một loạt động từ mạnh như " bốc , dời , dựng , chặn , dâng , đánh " đã giúp cho người đọc hình dung cụ thể rõ nét hơn sự gay go , quyết liệt của trận chiến . Đoạn văn thành công nhất bởi chi tiết " Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu " bởi đây là chi tiết hấp dẫn và giàu ý nghĩa . Chi tiết hình tượng hóa , cụ thể hóa cuộc chiến dai dẳng giũa Sơn Tinh và Thủy Tinh . Cuối cùng , Sơn Tinh thắng , Thủy Tinh thua . Chi tiết còn gợi ra chiến công của người Việt cổ trong công cuộc đấu tranh chế ngự thiên tai , đồng thời thể hiện ước mơ chinh phúc , chiến thằng thiên tai của ông cha ta . Qua đoạn trích chúng ta đã hiểu rõ hơn hiện tượng bão lũ thiên tai và công cuộc đấu tranh chống thiên tai của người Việt cổ .
Nước đó là nước biển mà
Còn nước của Thuỷ Tinh là nước ngọt, vì thua Sơn Tinh nên giờ mới có thực trang Khan hiếm nước ngọt kìa!
sơn tinh thắng thủy tinh chỉ để lý giả cho hiện tượng mưa lũ hằng năm nên ko liên qua đến việc nước biển chiếm 3/4 bề mặt trái đất nha bạn