
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Em có thể tham khảo truyện Edison và bà cụ
"Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
- Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
- Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
- Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
- Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
- Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
- Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
- Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi"

Học sinh có thể tham khảo chuyện:
TỪ VIÊN SỎI ĐẾN CHỮ SỐ
( Theo sách Lược sử toán học - từ ý tưởng đến thực hành)
Hoặc đoạn văn sau:
Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức. Năm 1922, tờ "Times" ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.

1.
Bài tham khảo:
- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.
Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.
Triển khai:
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em:
+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.
+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.
+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.
Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có

* Bài thơ Đoàn kết xóm làng:
Thân thương làng xóm láng giềng
Sẻ chia những lúc buồn phiền khổ đau
Khi vui ta đến với nhau
Ấm trà chén nước chung câu tâm tình
Xây dựng thôn tổ văn minh
Toàn dân đoàn kết chân tình nhắc nhau
Tình làng nghĩa xóm trước sau
Mất đoàn kết chỉ thêm sầu làm chi
Những chuyện vụn vặt bỏ đi
Không nên tính toán nghĩ suy phiền hà
Bác đi vắng tôi trông nhà,
Gần gũi hơn cả ruột rà xa xôi
Nghĩa tình lỡ để mất rồi
Lòng bác đau ít lòng tôi đau nhiều
Xuân về thôn xóm thân yêu
Niềm vui hạnh phúc sớm chiều có nhau!
* Bài báo về tình làng nghĩa xóm: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”, báo Thanh niên: https://thanhnien.vn/vuot-qua-covid-19-am-ap-tinh-lang-nghia-xom-1851069501.htm

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn cùng lứa tuổi với em:
+ Bài thơ Ngắm trăng của Hoa Diên Vỹ.
+ Câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng.
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
“Sự tích hoa cúc” là một câu chuyện ý nghĩa, đã để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về tình mẫu tử.
Vì thương mẹ em bé đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ và muốn mẹ sống lâu nên em đã tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Tình yêu thương được thể hiện qua hành động, câu chuyện ngợi ca lòng hiếu thảo của em bé từ đó, khẳng định tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng” là một câu chuyện ý nghĩa, sâu sắc, đã bồi đắp thêm cho chúng ta tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, giúp mỗi người nhận thức được trách nhiệm và có những hành động, việc làm chuẩn mực, phù hợp với đạo lý của con người.
Tình mẫu tử là tình cảm bất diệt vì thế mỗi con người phải có những hành động thể hiện sự hiếu thảo và đừng bao giờ làm đau lòng cha mẹ từ những việc làm nhỏ nhất. Đó cũng là trách nhiệm trả công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Câu hỏi 1: Em có thể đọc câu chuyện
NƯỚC NÓNG, NƯỚC NGUỘI
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.
Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.
- Câu hỏi 2: Qua câu chuyện này chúng ta thấy được sự quan tâm của Bác đến cách quản lý con người, một bài học về tâm lý và cách ứng xử sâu sắc, khôn khéo cho tất cả chúng ta. Khi giận dữ rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên chúng ta có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, hoặc đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa mãn cơn giận.
Tồi tệ hơn, vì cơn giận chúng ta có thể vô tình làm tổn thương đến những người xung quanh. Lưu lại trong ký ức của họ một hình ảnh không tốt đẹp. Vì vậy, trong mọi trường hợp hãy thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình huống để có được kết quả tốt nhất.

Em có thể đọc truyện Tiếng trống Mê Linh
Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em đứng đầu đất Mê Linh. Đã từ lâu, Mê Linh rộn rã tiếng trống. Đó là những chiếc trống lớn đúc toàn bằng đồng, rực rỡ sắc vàng, rền vang những âm thanh hùng tráng. Đó cũng là vậy quý có từ thời các vua Hùng bắt đầu dựng nước.
Bỗng giặc Hán tràn sang xâm lược nước ta. Đám quân mạnh nhất của chúng đóng ngay trên đất Mê Linh. Giáo sắt, gươm thép của giặc tua tủa khắp nơi. Tướng giặc tên là Tô Định, rất tham lam, tàn bạo. Quân lính của hắn cầm gươm giáo lăm lăm trong tay để vơ vét sản vật của đất Mê Linh, lùa ép dân Mê Linh vào rừng săn tê giác, đào núi tìm mỏ quý, khiến bao người chết mất xác. Thế là trên đất Mê Linh tắt lịm tiếng trống đồng.
Trưng Trắc đau lòng trước cảnh đất nước bị giày xéo, muôn dân bị lầm than. Bà bàn với chồng là Thi Sách mưu việc khởi nghĩa, đuổi giặc ra khỏi đất nước. Trưng Nhị cũng hăm hở cùng chị ngày đêm lo việc luyện rèn dân binh. Trống đồng Mê Linh sắp sửa rung lên những hiệu lệnh ra quân.
Giữa lúc ấy tướng giặc Tô Định dỏng tai nghe ngóng tình hình. Hắn rắp tâm dập tắt cuộc nổi dậy ngay từ khi mới nhen nhóm. Lập tức hắn cho người mời Thi Sách đến rồi trở mặt thét quân lính bắt trói ông về tội chống lại chúng. Hắn ra lệnh chém đầu ngay để đe dọa những người khác.
Không ngờ vừa nghe tin dữ, lòng người trên khắp nước Việt bừng bừng căm giận. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lại đã từ lâu nung nấu hận thù, quyết định ra lệnh khởi nghĩa. Trống đồng gầm lên như sấm. Những tiếng trống ầm ầm giục giã mọi người cầm vũ khí đứng lên giết giặc.
Dân Mê Linh và cả nước ùn ùn kéo theo hau chị em bà Trưng. Giáo đồng, rìu đồng vung lên sáng lóa. Giặc Hán cuống cuồng tháo chạy khắp nơi. Tướng giặc Tô Định vô cùng hoảng sợ phải cắt râu, thay áo, giả làm người dân thường để lẩn trốn. Tiếng trống đồng vang vang đuổi theo bọn giặc. Chẳng mấy chốc, đất nước sạch bóng quân thù. Thế là Hai Bà Trưng đã giành lại non sông, trả xong thù nhà. Quê hương xanh tươi trở lại. Tiếng trống đồng lại dõng dạc rền vang trên đất Mê Linh và trên khắp non sông hùng vĩ của nước Việt ta.

Câu chuyện em có thể tìm đọc Bác sĩ vạn năng
Ngày xửa ngày xưa có một bác nông dân nghèo tên là Tôm. Một hôm bác đánh xe hai bò kéo chở đầy củi ra tỉnh bán cho một ông bác sĩ lấy hai Taler - hai đồng tiền vàng. Lúc trả tiền, bác sĩ đang ngồi ở bàn ăn. Nhìn thấy ông ta ăn uống linh đình, bác nông dân cũng muốn mình được như vậy.
Bác tần ngần đứng lại một lúc, rồi hỏi xem mình có thể làm bác sĩ được không.
Bác sĩ bảo:
- Được chứ, cũng nhanh thôi.
Bác nông dân hỏi:
- Vậy tôi phải làm gì ạ?
- Điều đầu tiên là mua quyển sách vỡ lòng ABC loại sách trang đầu có vẽ con gà trống. Rồi bán xe với bò lấy tiền mua sắm quần áo, đồ nghề của bác sĩ. Sau cùng thuê thợ kẻ biển "Tôi là bác sĩ vạn năng" và đóng đinh treo trước cửa.
Bác nông dân làm đúng theo lời khuyên. Bác làm bác sĩ chưa được bao lâu thì có một nhà quyền quý giàu có kia bị mất trộm. Ông ta nghe nói là có vị bác sĩ vạn năng ở làng nọ có thể đoán biết được tiền ăn trộm giấu ở đâu. Ông cho đánh xe đến làng và hỏi bác nông dân rằng:
- Bác có phải là vị bác sĩ vạn năng không?
- Quả đúng như vậy.
Ông mời bác cùng đi tìm của mất trộm. Bác đồng ý, nhưng phải để Grete vợ bác cùng đi. Khi họ tới nhà quyền quý kia thì bữa ăn đã dọn ra. Bác sĩ vạn năng đòi trước tiên phải được cùng ăn, không những bác mà bác gái cũng cùng ăn, vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Khi tên hầu thứ nhất bưng món ăn ngon vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Thứ nhất đấy!
Ý nói là người thứ nhất bưng món ăn vào. Tên hầu tưởng bác định nói "Tên trộm thứ nhất đấy." Chính tên hầu đã ăn trộm nên hắn hoảng sợ, ra ngoài nói với các bạn:
- Bác sĩ biết hết tất cả, thật nguy cho chúng ta. Ông ấy bảo tao là tên trộm thứ nhất. Tên thứ hai sợ không muốn vào, nhưng rồi cũng phải bưng vào. Khi hắn mang thẫu thức ăn vào, bác nông dân hích vợ bảo:
- Grete, thứ hai đấy!
Tên hầu sợ quá tìm cách lảng ra. Đến lượt tên thứ ba cũng vậy. Bác nông dân nói với vợ:
- Grete, tên thứ ba đấy!
Tên thứ tư mang thẫu thức ăn đậy kín. Chủ nhà bảo bác sĩ trổ tài, đoán xem là món gì. Đó là món tôm. Bác nông dân nhìn thẫu đậy kín không biết đoán mò sao, lúng ta lúng túng và kêu:
- Chà, chà, khổ cho cái thằng Tôm tôi quá!
Nghe xong nhà quyền quý reo lên:
- Tài thật! Bác biết chuyện này thì nhất định bác biết ai lấy trộm tiền!
Tên hầu chột dạ, nháy mắt cho bác sĩ ra ngoài. Bác ra, cả bốn tên hầu thú thật đã trót ăn trộm tiền. Chúng xin hoàn lại tiền và đưa bác thêm một khoản tiền lớn, chỉ xin bác đừng tố cáo, kẻo chúng có thể mất đầu như chơi. Chúng dẫn bác tới chỗ giấu của.
Bác sĩ trong bụng mừng thầm, lại ngồi vào bàn ăn, rồi nói:
- Thưa ông, để tôi tìm trong sách cẩm nang xem tiền giấu ở đâu.
Tên hầu thứ năm bò vào lò sưởi để dò xem bác sĩ có biết thêm gì nữa không. Bác sĩ ngồi giở sách đánh vần ABC, lật hết trang này đến trang khác để tìm con gà trống. Tìm mãi vẫn chưa thấy, bác nói:
- Ở đó thì ra đi chớ!
Tên hầu ở trong lò sưởi tưởng là nói mình, sợ quá nhảy ra, mồm nói lẩm bẩm cái gì cũng không ai rõ.
Rồi bác sĩ chỉ cho chủ nhà chỗ giấu của, nhưng không nói lộ cho biết ai ăn trộm.
Cả chủ nhà và đầy tớ đều cho bác nhiều tiền. Danh tiếng bác trở nên lừng lẫy.

Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.
Trong cuộc sống, những bước đi dài,
Các phát sáng lên, thắp sáng ngày mai.
Từ bàn tay, ý tưởng lên ngôi,
Dẫn lối tương lai, mở ra bao điều.
Công nghệ mới, những sáng tạo kỳ,
Khám phá không ngừng, vươn tới đỉnh kỳ.
Cùng nhau xây dựng, mơ ước một ngày,
Các phát dẫn lối, dẫn dắt chúng ta.
của bạn iu đấy