K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2023

chẳng lẽ t viết cả bài văn cho m chép ahhf

21 tháng 12 2022

Trong gia đình em có rất nhiều thành viên đó là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị và em. Ai em cũng yêu cũng quý nhưng có lẽ người em yêu quý và kính trọng nhất đó chính là bà nội của em.

Bà em đã cao tuổi rồi, năm nay bà đã ngoài tám mươi. Bà có dáng người nhỏ nhắn với tấm lưng đã dần còng xuống theo thời gian năm tháng. Nước da bà nhăn nheo nổi rõ những đường gân xanh và sạm đen vì nắng. Đôi bàn tay bà thô ráp chai sạn vì cả đời chăm sóc nuôi nấng cho con cho cháu nên người. Mái tóc của bà vẫn óng vẫn mượt nhưng đã bạc trắng như cước. Bà có khuôn mặt hiền từ phúc hậu với nước da nhăn nheo. Bà luôn nở nụ cười khi thấy em làm việc tốt. Hàm răng bà đen bóng như hạt na vì bà rất thích nhai trầu. Hàm răng ấy không còn nguyên vẹn mà đã rụng đi mấy chiếc. Giọng nói của bà rất trầm ấm. Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa mà đã mờ dần. Khi muốn tìm vật gì bà phải dùng đến kính.

Mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng bà không bao giờ nhờ vả ai, cái gì bà cũng tự làm hết sợ phiền hà đến người khác. Bà luôn dạy em những điều hay lẽ phải. Em còn nhớ có lần có ăn mày đến xin gạo mà nhà chỉ còn một ít bà cũng cho người ta hết. Bà bảo người ta khó khăn mình giúp được bằng nào thì giúp. Bà có một kho tàng thức, có điều gì thắc mắc em hỏi, bà đều trả lời hết. Bà rất đọc thơ văn cho em nghe. Buổi tối đến em được bà ôm vào lòng được nghe bà kể chuyện cổ tích được bà ru ngủ. Đến ngày sinh nhật em bà còn tự tay may cho em con búp bê nhỏ nhắn xinh xắn mà em rất thích.

Em rất yêu quý bà nội của em. Em mong bà sống lâu hơn trăm tuổi.

21 tháng 12 2022

tả em bé đc ko

22 tháng 12 2022

Mở bài: giới thiệu người bn định tả là ai

Thân bài: 

A) tả bao quát

B) tả chi tiết ( mắt mũi, miêng, vầng trán, mái tóc, hàm răng,.)

C) tả tính tình (hiền, hung dữ,ác độc,...)

D) tả hoạt đông quen thuộc( nấu ăn, kể chuyện cho mình nghe,...)

Kết bài:

nêu cảm nghĩ của bn vè người đó

tình cảm của mình đối với họ 

 ( đó là dàn ý mình tự lập theo suy nghĩ của mình đó )

22 tháng 12 2022

chỉ sơ qua thế thôi, còn bn viết như nào là tùy vào bn nha

29 tháng 11 2024

bbb

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

I. Mở bài:

Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.

II. Thân bài:

* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ

Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẳn lên trên mặt đất. 

* Tác dụng của cây xà cừ

Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.

III. Kết bài:

Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
2 tháng 4 2022

chx kịp đọc hết đề ;-;

26 tháng 11 2021

tham khảo nhé

 

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý (ví dụ: cô giáo tên gì, cô bao nhiêu tuổi, cô dạy môn gì?)

2. Thân bài

* Tả khái quát về ngoại hình của thầy giáo hoặc cô giáo
- Ngoại hình có nét gì nổi bật
- Dáng người, dáng đi

* Tả chi tiết các đặc điểm nổi bật của thầy (cô) giáo
- Trang phục thường ngày mà thầy (cô) mặc đi dạy
- Tả các đặc điểm về mái tóc, ánh mắt, nụ cười, làn da, sống mũi

* Tả tính cách nổi bật của thầy (cô) giáo
- Dịu dàng, ân cần
- Quan tâm, chăm sóc học sinh

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo mà em yêu quý

26 tháng 11 2021

Tham khảo 

1. Mở bài: giới thiệu cô giáo mà em mến

Ví dụ: Mỗi chúng ta ai cũng có một quãng đời đi học biết bao kỉ niệm. Những kỉ niệm vui buồn luôn gắn bó với chúng ta. Trong đó, chúng ta có những kỉ niệm thân thiết và yêu thương về thầy cô. Một trong những người cô mà tôi yêu mến nhất là cô Lan, cô là cô chủ nhiệm lớp 5 của tôi.

2. Thân bài: Tả về cô giáo em yêu mến

a. Tả bao quát về cô giáo mà em mến

Cô giáo em mến năm nay 30 tuổiNhà cô gần nhà emCô có chồng và 1 người con

b. Tả chi tiết về cô giáo mà em yêu mến

- Tả về ngoại hình của cô giáo mà em yêu mến

Cô giáo có thân hình rất cân đốiCô thường mặc áo dài, nhìn cô rất thướt thaCô có gương mặt xinh đẹp và phúc hậuMái tóc của cô dài và óng mượtCô có đôi mắt long lanhĐôi môi của cô chúm chímCô có cái mũi xinh xinH

- Tả về tính tình của cô

Cô rất thân thiệnCô hiền hòaCô rất yêu thương học sinhCô quý mến tất cả mọi người

- Tả về hành động của cô giáo mà em quý mến

Cô luôn giúp đỡ mọi ngườiCô quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tíCô hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sốngĐôi khi cô trách mắng tụi em nhưng do cô thương chúng em

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô giáo mà em quý mến

Ví dụ: Em rất yêu và quý mến cô. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô.

Tham khảo:

Cứ tới rằm tháng ba hàng năm, người dân làng Bá Dương Nội quê em lại nô nức tham gia hội thi thả diều. Theo lời bà kể, lễ hội này tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tướng Nguyễn Cả, người con của làng đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Vì vậy, ngay từ sáng sớm, những người dự thi và khán giả đã đứng chật sân đình. Nhìn lên bầu trời, hàng trăm chiếc diều với nhiều hình dáng và màu sắc đang đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút suốt cả ngày. Diều nào bay cao nhất, âm thanh ngân vang nhất sẽ giành chiến thắng. Em rất yêu thích và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

20 tháng 4 2022

Tham khảo :

Cứ tới rằm tháng ba hàng năm, người dân làng Bá Dương Nội quê em lại nô nức tham gia hội thi thả diều. Theo lời bà kể, lễ hội này tổ chức để tưởng nhớ công ơn của tướng Nguyễn Cả, người con của làng đã có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Vì vậy, ngay từ sáng sớm, những người dự thi và khán giả đã đứng chật sân đình. Nhìn lên bầu trời, hàng trăm chiếc diều với nhiều hình dáng và màu sắc đang đua nhau bay lượn. Tiếng sáo diều trầm bổng, hòa quyện tạo thành một bản nhạc vi vút suốt cả ngày. Diều nào bay cao nhất, âm thanh ngân vang nhất sẽ giành chiến thắng. Em rất yêu thích và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

5 tháng 11 2023
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ… (Ca dao) Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội, rộng đến 500ha. Con đường vòng quanh hồ dài gần hai chục kilômét, là con đường thơ mộng, quanh năm tươi mát, thu hút khách nhàn du. Thuở xa xưa, Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng còn sót lại sau khi đổi dòng. Còn về tên gọi, Hồ Tây mang nhiều tên khác nhau qua nhiều thời kỳ dựa qua nhiều truyền thuyết. Theo truyện “Hồ Tinh” thì hồ mang tên đầm Xác Cáo, theo truyện “Không lộ đúc chuông” thì hồ mang tên Trâu Vàng, thời Hai Bà Trưng, hồ mang tên Lãng Bạc, có nghĩa là hồ có nhiều sóng lớn; thời Lý – Trần mang tên hồ Dâm Đàm vì mặt hồ có nhiều sương mù… Năm 1573, vua Lê Thế Tông vì kỵ huý tên mình là Duy Đàm cho nên đổi tên hồ thành Hồ Tây, đến thời Trịnh Tạc đến Tây Vương cũng vì chữ huý nên đổi tên hồ thành Đoái Hồ (Đoái cũng như Đoài, có nghĩa là phía Tây). Khi Trịnh Tạc mất thì hồ lại mang tên cũ là Hồ Tây, tức hồ nước nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long.  Năm 1620, cư dân các thôn Trúc Yên, Yên Hoa, đắp một bờ đập ngăn đôi một phần hồ gọi là “Cố Ngự Yển”, có nghĩa là đập vững chắc, về sau đọc chệch thành “Cổ Ngư”. Cổ Ngư ngày nay chính là đường Thanh Niên, đã ngăn Hồ Tây thành một cái hồ nhỏ nữa nằm ở hướng Đông Nam gọi là Hồ Trúc Bạch. Các triều đại phong kiến xưa đều lấy Hồ Tây làm trung tâm vui chơi, giải trí, nghỉ mát của các vua chúa, quần thần. Trải qua nhiều triều đại phế hưng, Hồ Tây vẫn là nơi hội tụ dân cư đông đúc. Chung quanh hồ thuở xưa có đến 21 phường, nổi tiếng nhất là phường Thuỵ Khuê, Thạch Lâm, Báo Ân, Hồ Khẩu… chung quanh hồ còn xây dựng nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ như cung Từ Hoa, cung Dâm Đàm, cung Thuý Hoa thời Lý, điện Hàn Nguyên, cung Ngọc Đàn thời Trần. Cảnh đẹp Hồ Tây đã từng thu hút biết bao khách làng thơ… Một thi sĩ đời Vĩnh Hựu nhà Lê đã có tập thơ “Tây Hồ Bát Cảnh”. Đến thế kỷ XVIII, Thám hoa Nguyễn Quý Đức có bài “Vịnh Tây Hồ”, nhà văn đời Tây Sơn có bài phú nổi tiếng bằng chữ nôm, đó là bài “Tụng Tây Hồ phú ”, danh nho Ngô Thì Sỹ có bài “Tây Hồ phong cảnh phú ”, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu thời nhà Nguyễn có bài “Du Tây Hồ”, Cao Bá Quát có bài “Du Tây Hồ”, “Tây Hồ ngẫu hứng”.v.v.. Mỗi nhà thơ nhìn hồ Tây mỗi người một vẻ và lúc nào cũng nhắc đến trăng và hoa, vì chung quanh hồ là những làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Yên Hoa, Trích Sài, Nhật Tân, Quảng Bá… Quanh hồ Tây còn nổi tiếng những làng nghề cổ truyền như lụa Trúc Bạch, giấy dó Yên Thái, Hồ Khẩu… Nhiều Di tích Lịch sử và Văn hoá nằm rải rác quanh hồ như: làng Nghi Tàm quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan, làng Nhật Tân với chùa Tào Sách, làng Xuân Đỉnh với Đền Sóc thờ bà Gióng, làng Xuân La với Chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô – thứ phi của vua Lê Thánh Tông, làng Kẻ Bưởi với đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề đời nhà Lý, làng Thuỵ Khuê với chùa Bà Đanh, đền Quán Thánh chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ từng nổi tiếng là thắng cảnh của Thăng Long xưa… Hồ Tây rộng và trống trải nên thường có gió lốc dậy sóng. Nước hồ màu xanh pha chút nâu bởi trong hồ có nhiều động thực vật phù du. Trước đây, Hồ Tây có nhiều sen, vào mùa hạ nở hoa, đưa hương thơm lừng, nhưng nay thì không còn nhiều như xưa. Đặc sản của Hồ Tây có chim sâm cầm, vịt trời, cốc đen, chim ngói, cá chép, tôm hồng… Theo số liệu của các nhà khoa học thì Hồ Tây có tới 58 loài chim trú ngụ, nổi tiếng là chim sâm cầm và 35 loài cá ngon. Chim sâm cầm ngày nay không còn, cá chép mình đỏ, cá trắm đen, tôm hồng cũng hiếm. Du khách đến Hà Nội thường tìm đến đường Cổ Ngư thưởng thức món bánh tôm, bánh bột rán có điểm mấy con tôm hồ Tây ăn với rau sống, nước mắm ớt thì thật không sao quên được. Rồi những quán cóc bên lối vào phủ Tây Hồ như ốc luộc, ốc nấu thả, ốc hấp, bún ốc… dư vị cũng đậm đà.  Với bề dày lịch sử, Hồ Tây có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên thật tuyệt vời đã trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
6 tháng 12 2021

TK

https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-dan-y-bai-van-mieu-ta-con-mua-38014n.aspx

Tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cơn mưa: Mưa vào buổi chiều, em đang học bài trong nhà.

2. Thân bài:

a. Tả cảnh vật trước khi mưa:

Trời: nóng bức, oi ả....Không khí: oi bức, ngột ngạt......Cây cối: đứng lặng, rủ lá.......Bầu trời: nặng nề.....

b. Tả trời lúc mưa:

Tiếng mưa rơi: lộp độp, ào ào.....Gió: mạnh, ù ù.....Chớp: nhoằng nhoăng, lóe sáng..... sấm ì ùngCon vật: Gà: nhớn nhác, xáo xác, ướt lướt thướtChó: buồn bà, nằm vẫy vẫy cái đuôi....Cây cối: ngả nghiêng....

c. Cảnh sau cơn mưa:

Bầu trời: trong xanh trở lại, xuất hiện cầu vồng...Cây cối: tưới xanh, tràn đầy sức sống....Chim chóc: hót líu lo...Con người bắt đầu trở lại công việc còn dang dở

3. Kết bài: Cảm nhận của em về cơn mưa rào mùa hạ và lợi ích của cơn mưa.
                                                                 _Hết_