Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của người dân làng chài khi cùng nhau ra khơi đánh bắt cá.
Không khí lao động hăng hái, tươi vui được gợi tả qua hình ảnh trai tráng khỏe mạnh, những con thuyền băng băng lướt sóng
Sáng tạo hình ảnh cánh buồm, gợi ra linh hồn của làng chài ven biển với nhiều nỗi niềm của dân chài. Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh thuyền cá trở về bến: Cảnh ồn ào, sôi nổi của người dân làng chài khi thuyền cập bến là thành quả lao động, thể hiện niềm hạnh phúc của người dân.
Hình ảnh ra khơi của người dân làng chài được miêu tả chân thật, sinh động, chan hòa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
Đó là bức tranh làng quê thật tươi, sinh động, giàu sức sống và ấm áp tình người.
Vẻ đẹp bức tranh làng chài trong nỗi nhớ quê hương:
Trong bức tranh ấy, nỗi niềm một người con xa quê nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh luôn thường trực, cháy bỏng.
- Sử dụng hình ảnh đẹp, gần gũi.
Ngôn từ miêu tả tinh tế, bình dị.
Khẳng định vấn đề: Bằng tình cảm thiết tha, thương nhớ, yêu quê hương đến tha thiết, tác giả Tế Hanh vẽ bức tranh vẻ đẹp làng chài quê hương mình bằng màu của nỗi nhớ.
@fishphomaik8

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.
Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.
Xem thêm: Phong cách nghệ thuật của Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm
Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.
Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.” : những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người – là nét đẹp khuất lấp, ẩn sâu trong tâm hồn con người mà ta mới nhìn không thể thấy được.
– Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trong rất nhiều những hạt ngọc như thế: Bề ngoài thua thiệt, bị cuộc sống dồn đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le nhưng vẫn luôn giữ được những phẩm chất đẹp đẽ mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam : nhân hậu, hiền thục, bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh…

Thế Lữ không những là người cầm lá cờ chiến thắng cho Thơ Mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới. Thế Lữ có một hồn thơ dồi dào ,đầy lãng mạn . “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ Mới.
Để đem lại thành công cho bài thơ , với năng lực của một người họa sĩ Thế Lữ đã tạo dựng được một bức tranh tứ bình đặc sắc . Tranh tứ bình là cách khái quát nghệ thuật mang tính ước lệ thời xưa bởi họ quan niệm tứ bình là một thế giới hoàn chỉnh . có rất nhiều cách để xây dựng tứ bình. Theo dòng thời gian lưu chuyển có xuân,hạ,thu, đông ; phương hướng có đông ,tây, nam, bắc; nghề xưa có ngư ,tiều ,canh, mục … Tứ bình xuất hiện đầu tiên trong hội họa phương Đông cổ điển rồi mới ảnh hưởng đến thơ ,ca.
Dùng tứ bình tả cảnh người viết vừa thâu tóm được nét đặc trưng vừa có điều kiện để bao quát toàn cảnh. Dùng tứ bình chưa phải là điều thật mới nhưng quan sát kĩ ta vẫn thấy những sáng tạo riêng của Thế Lữ . Bốn bức tranh trong bộ tứ bình này đều là bốn bức họa của cùng một con hổ ,khái quát trọn vẹn thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Trong bốn bức tranh này tác giả đã để chúa sơn lâm đối diện với tạo hóa vô biên.
Bức thứ nhất là cảnh đêm vàng bên bờ suối:
“Nào đâu nhưng đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
Hổ gọi những đêm trăng là đêm vàng bởi khung cảnh đầy trăng, con hổ cũng khoác lên mình sắc áo vàng trăng. Cách gọi ấy khiến cho những đêm trăng trở nên huyền ảo hơn. Với hổ giờ đây những đêm trăng ấy quý giá vô ngần bởi đó là đêm tự do và ảo mộng. Hổ say mồi là bản năng của mãnh thú nhưng chúa sơn lâm còn say trăng vàng, sau vì uống ánh trăng tan trong nước suối đại ngàn. Khung cảnh im lặng vừa ghê rợn , vừa kì ảo quyến rũ .Thế Lữ đã miêu tả chân thực tập tính của loài hổ và đem đến cho người đọc những cảm nhận mới lạ. Con hổ cũng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Bức thứ hai là những ngày mưa dữ dội:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
Mưa dữ dội làm rung chuyển cả bốn phương trời , những trận mưa như thế có thể làm kinh hoàng những con thú hèn yếu nhưng chúa sơn lâm thì không mảy may sợ hãi trước uy lực của trời đất. Hổ điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới. Dáng vẻ của hổ chứa đựng một bản lĩnh vững vàng và một sức mạnh chế ngự thiên nhiên.
Bức thứ ba là cảnh tươi sáng tưng bừng của bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng ,sao. Những ngày mưa rung chuyển núi rừng , hhoor điềm nhiên ngắm cảnh trời đất đổi thay. Bây giờ vạn vật thức dậy cùng mặt trời, cây xanh, nắng gội, chim chóc hót ca thì hổ vẫn ngủ. Uy quyền của chúa sơn lâm khiến hổ muốn gì được nấy . Từ láy “tưng bừng” cho thấy giấc ngủ của hổ thật đặc biệt.Cảnh tưng bừng rộn rã ở ngoài kia chỉ khiến cho giấc ngủ của hổ thêm say , thêm đẹp.
Bức thứ tư là cảnh hoàng hôn .
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Mấy chữ “lênh láng máu sau rừng” thật dễ sợ. Nó gợi cho ta cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn dữ dội. Đó là máu của một con thú rừng xấu số nào đó ư? Không phải đó là máu của mặt trời. Ánh mặt trời tà dương qua cảm nhận của thú dữ mang sắc máu lênh láng đỏ.Bức tranh hoàng hôn rực rỡ trong gam màu đỏ: đỏ của mặt trời gay gắt, đỏ của máu lênh láng. Chữ “ chết” biến mặt trời thành một sinh thể , mặt trời không còn là khối cầu lửa vô tri, vô giác bất động giữa không trung mà thành một con thú.
Hình thức điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ đem đến cảm nhận bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm nối tiếc. Bốn câu thơ vừa lặp lại , vừa tăng tiến. Có thể nói đây là đoạn thơ đoạn thơ đặc sắc nhất trong “ Nhớ rừng” .Ở những nét bút tạo hình của Thế Lữ vừa có họa pháp của người họa sĩ, vừa có thi pháp của trường thi lãng mạn . Với đoạn thơ này “ Nhớ rừng” đã trở thành một khúc trường ca dữ đội biểu hiện niềm khao khát tự do của con người.
Bức tranh tứ bình :
- Cảnh 1: "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?"
\(\rightarrow\) Cảnh đêm trăng : Kết hợp với câu hỏi tu từ đã khắc họa về 1 kỉ niệm rất đẹp của con hổ ,cảnh vật đầy màu sắc và thơ mộng :Chúa sơn lâm đang say mồi trong niềm vui sướng giữa đêm trăng vàng bên bờ suối .
- Cảnh 2: "Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?"
\(\rightarrow\)Cảnh ngày mưa : Kết hợp với câu hỏi tu từ đã khắc họa cảnh núi rừng trong những ngày mưa chuyển động dữ dội đã thể hiện 1 không gian nghệ thuật hết sức hoành tráng , hùng vĩ của núi rừng đại ngàn , vị chúa sơm lâm oai phong đầy quyền uy mang tầm vóc hết sức lớn lao.
- Cảnh 3:"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?"
\(\rightarrow\)Cảnh bình minh : Kết hợp với câu hỏi tu từ đặc sắc khiến cảnh được vẽ lên đậm chất hội họa : màu hồng của bình minh ,màu vàng nhạt của nắng sớm , màu xanh bạt ngàn của núi rừng , trong thơ như có họa .Chúa tể của muôn loài đang say sưa trong khúc nhạc rừng "tiếng chim ca" , trong thơ như có nhạc .Cảnh trở nên thơ mộng và hữu tình.
- Cảnh 4: "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ?"
\(\rightarrow\)Cảnh hoàng hôn : Kết hợp với câu hỏi tu từ và ngôn ngữ thơ tráng lệ , các từ ngữ đặc sắc giàu giá trị biểu đạt : Con hổ đã nhớ về khoảnh khác hoàng hôn khi mặt trời đang tắt .Trong cái nhìn của con mãnh thú , màu của trời chiều hoàng hôn mang sắc đỏ của màu máu lênh láng , mặt trời không lặn mà "chết".Cảnh hoàng hôn mang 1 vẻ đẹp dữ dội trong phút chờ đợi của chúa sơn lâm .
\(\Rightarrow\)Câu hỏi tu từ , điệp ngữ , liệt kê ,cách dùng từ ngữ đặc sắc giàu giá trị biểu đạt đậm chất hội họa đã vẽ lên 1 bức tranh tứ bình tuyệt đẹp trong nỗi nhớ về 1 thời oanh liệt của chúa sơn lâm .

Câu hỏi 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” như là điểm gợi, là nguyên nhân để nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùa mình. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, gợi trong lòng nhà thơ - người tù cách mạng một sự liên tường đến cuộc sống sôi động, phóng khoáng bên ngoài. Nhà thơ khát khao muốn thoát khỏi tình trạng bị giam cầm, ngột ngạt của mình.
- Có thế tóm tăt nội dung bài thơ bát đáu băng bốn chừ “Khi con tu hú” như sau: Khi con ru hú gọi bay báo hiệu mùa hè đến, nhà thơ - người tù cách mang càm thấy ngột ngạt vì bị giam cầm và khao khát được tự do.
- Tiêng tu hú gợi cho nhà thơ liên tương đên mùa hè tràn trề nhựa sống, rộn rã àm thanh, rực rở sắc màu, ngot ngào hương vi. Tiếng tu hú kêu như là một tín hièu cùa mùa hè đã tác động tới tâm hốn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời, yêu tự do cua ngươi chiên sĩ cộng sản trẻ tuổi.
Câu hỏi 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiên em có nhận xét đó?
6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng.
Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc : tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...
Câu hỏi 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ dược thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ dấu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?
- Trái với cánh mùa hò bèn ngoài là cánh ngột ngạt, chật hẹp bổn trong nhà tù. Người tù câm thấy đau khổ, bức bôi và khát khao mành liệt muôn thoát ra cái cánh tù ngục tăm tói, trở về với cuộc sống tự do. Nhịp thơ 6/ 2 của câu 8 và nhịp thơ 3/ 3 của câu 9 cùng với những từ ngữ mạnh mẽ như đập tan phòng;, chết uất và những từ cám thán như ôi, thôi, làm sao đã diễn ta một cách chân thực tâm trạng ấy của người tù - chiến sĩ.
- Tiếng tu hú kêu ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. Nhưng tâm trạng của người từ khi nghe tiếng tu hú kêu ở hai lần rất khác nhau. Tiếng tu hú kêu mở đầu bài thư đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng của sự sống lúc vào hè khiến cho tâm trạng của người tù phấn chấn muốn hướng ra cuộc sổng tự do ngoài dời; tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.
Câu hỏi 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?
- Tiếng chim tu hú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc của tác giả. Nghe tiếng chim tu hú, người tù - chiến sĩ cảm thấy bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, khát vọng muôn trơ về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. Tiếng chim tu hú được tác giả sử dụng như là một biện pháp hoán dụ (tiếng chim - cuộc sống bên ngoài nhà tù), là điểm tựa để tác giả liên tưởng với cuộc sống tự do.
- Bài thơ gồm có hai đoạn kết hợp với nhau làm thành một chính thể thống nhất. Đoạn đầu tả cánh và đoạn sau tả tình. Cảnh trời đất vào hè quen thuộc, tươi đẹp, có hồn và đầy ấn tượng. Tinh của nhà thơ sôi nổi, da diết và sâu sắc.
- Thể thơ lục bát uyên chuyển, mềm mại và linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.
Giải thích nhan đề " Khi con tu hú"
- Là vế phụ trong một câu trọn ý, gợi cảm xúc toàn bài.
- Là tín hiệu của mùa hè.
- Tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng, làm thức tỉnh cảnh đẹp nhưng cũng làm tăng thêm sự bức bối.
Bài thơ "Thu ẩm" của Nguyễn Khuyến không chỉ là một bức tranh thu đầy màu sắc mà còn là nơi tác giả gửi gắm vẻ đẹp tinh thần và tâm hồn của mình. Qua bài thơ, ta thấy được tâm hồn của Nguyễn Khuyến rất giàu cảm xúc, sâu sắc và gắn bó mật thiết với quê hương đất nước.
Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện qua sự tinh tế trong việc cảm nhận thiên nhiên. Ông đã vẽ nên cảnh sắc mùa thu bằng ngôn từ giản dị mà giàu hình ảnh: từ "rượu ngon không có bạn hiền" đến hình ảnh "lá vàng bay" đều toát lên sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng của không gian và thời gian. Tâm hồn ấy còn phảng phất một nỗi buồn man mác, vừa gợi suy tư, vừa phản ánh cuộc sống ẩn dật nơi làng quê khi đất nước đang trong thời kỳ đầy biến động.
Nguyễn Khuyến còn cho thấy mình là người có tình yêu thiên nhiên sâu sắc và phong thái ung dung, tự tại. Dù chất chứa nỗi niềm, ông vẫn giữ được sự thanh cao, không màng danh lợi. Từ đó, bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là nơi Nguyễn Khuyến bộc lộ vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn lớn lao của một nhà thơ Việt Nam.
. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn tác giả qua bài thơ. (Thu ẩm – Nguyễn Khuyến)