Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

noi dung la gioi thieu ve buon ma thuot mong anh chi giup em voi a

Tham khảo
Đến với làng quê Việt Nam, ai cũng phải trầm trồ trước những lũy tre làng rì rào trong gió. Tre là biểu tượng đẹp đẽ nhất của làng quê Việt. Tre mọc lên theo từng khóm, tre trúc đông đủ như một đại gia đình ấm no hạnh phúc nương tựa nhau để sống. Nhìn từ xa, lũy tre xanh xanh như bao bọc lấy xóm làng thân thuộc. Thân tre dài, vươn cao tới vài chục mét, xanh rì, trơn bóng. Thân tre được tạo lên từ nhiều đốt tre tròn tròn xanh biếc. Lá tre thon dài như chiếc thuyền nan, mặt trên phủ một lớp lông dày, khiến cho lá không thấm nước. Cây tre lưa thưa lá, lá mọc ra giữa các đốt. Gió thoảng qua tre rì rào tạo ra những âm thanh của đồng quê vừa yên bình vừa tràn đầy sức sống. Đã bao đời nay, tre gắn bó với mảnh đất làng quê.

Bạn tham khảo nha:
1.
Tiếng ve râm ran trong bụi cây báo hiệu mùa hè đã tới. Lòng em cũng háo hức khôn nguôi. Có lẽ bởi vì mùa hè cũng là mùa của những bông hoa phượng đỏ rực-loài hoa của tuổi học trò cũng là loài hoa mà em yêu thích nhất.
Trong tán phượng xanh mát, lấp ló những chùm hoa phượng nở rộ. Mới đầu hè, cây phượng mới chỉ xuất hiện vài chấm đỏ điểm trên nền xanh non tràn trề sức sống. Thế nhưng chỉ một vài ngày sau, cả tán phượng tràn ngập màu đỏ tươi, che lấp đi cả màu xanh của lá. Nhìn từ xa, cây phượng như một nàng thiếu nữ yêu kiều, khoác lên mình chiếc váy đỏ rực rỡ. Hoa phượng thường mọc thành từng chùm, từng chùm đung đưa trong gió. Mới đầu, hoa phượng chỉ là một nụ hoa nhỏ màu xanh non. Qua một vài ngày, những cánh màu xanh nở ra tạo thành đài hoa, nở đan xen là những cánh hoa màu đỏ tươi, mỏng manh, mềm mại. Hoa phượng có năm cánh, đặc biệt có một cánh cái màu đỏ xen lẫn với những xọc trắng, ở phần gân hoa lại có màu vàng nhạt làm cho bông hoa phượng càng thêm rực rỡ. Nhụy phượng cũng có màu đỏ, khá dài và mảnh, ở đầu có một túi phấn nhỏ xíu đựng đầy những mật ngọt quyến rũ ong bướm tới hút mật. Những bông phượng mọc đan xen với nụ hoa tạo thành những chùm hoa vô cùng đẹp đẽ. Dưới cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè, hoa phượng dường như càng rực rỡ. Cái màu đỏ tinh khôi, là kết tinh của nắng, của gió, của mùa hè sôi động. Đến khi cái nắng của mùa hè không còn rực rỡ nữa, những cánh phượng cũng buồn bã lìa cành. Những cánh phượng rụng xuống tạo thành một thảm hoa rực rỡ, rất thơ mộng. Lúc này học sinh chúng em lại thích ngồi dưới tán phượng, ngắm những cánh phượng rơi, nhặt những bông hoa phượng ép vào trang vở trắng làm kỷ niệm.
Hoa phượng được lũ học sinh chúng em gọi bằng cái tên thân thương- hoa học trò. Hoa phượng cùng năm tháng chứng kiến những lớp học sinh càng ngày càng trưởng thành, chia tay những học trò cũ, đón những lứa học sinh mới đến với bến đò tri thức. Phượng chứng kiến những kỉ niệm buồn vui của học trò. Đứng nơi sân trường, ngẩng đầu nhìn những bông hoa phượng đầu tiên xuất hiện, lòng em lại nôn nao bao cảm xúc. Hoa phượng là báo hiệu cho mùa thi, là bắt đầu cho những ngày hè được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích. Thế nhưng mùa hoa phượng nở cũng là mùa chia tay. Đó là lúc chúng em phải xa thầy cô, xa bạn bè, xa mái trường thân thương, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới, một môi trường mới. Thế nhưng chắc chắn trong lòng chúng em sẽ luôn chứa những kỷ niệm, chứa đựng một màu đỏ của loài hoa thân thương.
Em rất yêu thích hoa phượng. Nó đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong ký ức tuổi thơ em.
2
Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
TK:
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội có chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh từ ngày 10/3 – 14/3/2023.
Lễ khai mac với chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” diễn ra lúc 20h00 ngày 10/3/2023 và bế mạc vào 20h00 ngày 14/3/2023, sử dụng biểu trưng đã đạt giải Nhất Cuộc thi thiết kế logo lễ hội năm 2018; địa điểm tổ chức tại Thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk. Chương trình lễ hội sử dụng sân khấu hiện đại với ánh sáng công nghệ cao, màu sắc, thiết kế rực rỡ.
Tại Lễ hội sẽ có hoạt động triển lãm, hội thảo gồm: Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột-Vững bước hội nhập”; Hội thảo cà phê đặc sản; Hội nghị kết nối giao thương quốc tế; Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam và “Lịch sử cà phê thế giới”; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ 2; Triển lãm trưng bày, Hội thi sinh vật cảnh Đắk Lắk;
Hoạt động quảng bá, tôn vinh gồm: Lễ hội đường phố; Hội thi Nhà nông đua tài; Cuộc thi Pha chế cà phê đặc sản; Lễ hội ánh sáng; Ngày hội cà phê miễn phí; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê; Cuộc thi video clip giới thiệu về cây cà phê Buôn Ma Thuột;
Bên cạnh đó, hành trình du lịch tại lễ hội sẽ có: Hội voi Buôn Đôn; Hội Đua thuyền độc mộc huyện Lắk; tuor du lịch trải nghiệm, khám phá các đặc sản phẩm du lịch mới; biểu diễn ca kịch “Khát vọng Dam Săn”; một số hoạt động văn hóa thể thao và du lịch do các địa phương đăng ký tham gia hưởng ứng lễ hội.
Về công tác truyền thông cho lễ hội, lễ khai mạc với chủ đề “Đắk Lắk – Điểm đến của cà phê thế giới” truyền hình trực tiếp trên VTV1 VTV4,VTV5,VTV8, DRT, tiếp sóng Đài PTTH các tỉnh Tây Nguyên. Lễ bế mạc với chủ đề “Buôn Ma Thuột, thành phố cà phê – Nơi khởi nguồn sáng tạo” truyền hình trực tiếp trên VTV4,VTV5,VTV8, DRT, tiếp sóng Đài PTTH các tỉnh Tây Nguyên.
Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột[2], phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Đắk Lắk trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, thông qua lễ hội nhằm tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê; động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của Việt Nam nói chung. Qua đó giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn; thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hằng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc. Cà phê của tỉnh đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam
Lễ hội Cà Phê Buôn Ma Thuột là sự kiện văn hóa lớn được tổ chức hai năm một lần tại Đắk Lắk nhằm tôn vinh cà phê Việt Nam. Diễn ra vào tháng 3, lễ hội mang đến cơ hội thưởng thức cà phê đặc sản, tham gia hội chợ triển lãm và các cuộc thi pha chế. Ngoài ra, du khách còn được hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và khám phá các hoạt động nghệ thuật đặc sắc. Đây không chỉ là dịp quảng bá thương hiệu cà phê Việt mà còn góp phần thúc đẩy du lịch và kinh tế địa phương.
4o