Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tri thức Ngữ văn SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
TRI THỨC NGỮ VĂN
1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
a. Người kể chuyện ngôi thứ nhất
Câu hỏi:
@200548802513@
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất, hay còn gọi là người kể chuyện hạn tri, là kiểu người kể chỉ biết một phần câu chuyện, không thể biết hết mọi tình tiết trừ khi tác giả "lộ diện" và sử dụng quyền năng "biết hết" của mình trong truyện.
- Người kể ngôi thứ nhất có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, hoặc người kể lại câu chuyện mà họ nghe từ người khác. Ngoài ra, có thể xuất hiện với vai trò tác giả "lộ diện" tùy theo mức độ tham gia của người kể vào mạch vận động cốt truyện.
b. Người kể chuyện ngôi thứ ba
- Người kể chuyện ngôi thứ ba ẩn danh, không phải là nhân vật hay trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, không tham gia vào sự việc trong truyện, chỉ được nhận biết qua lời kể.
Câu hỏi:
@200548803433@
- Vai trò: Có khả năng nắm bắt tắt cả những gì diễn ra trong câu chuyện, kể cả những biểu hiện sâu kín trong nội tâm nhân vật nên còn được gọi là người kể chuyện toàn tri (biết hết mọi chuyện), song tùy vào nguyên tắc tổ chức truyện kể của tác phẩm, người kể chuyện ngôi thứ ba mới sử dụng quyền năng toàn tri hay không.
c. Lời người kể chuyện và lời nhân vật
- Lời người kể chuyện là những lời kể, mô tả và bình luận của người kể, có chức năng vẽ ra bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, đồng thời thể hiện cách nhìn nhận và thái độ đánh giá của người kể đối với sự việc và nhân vật trong câu chuyện.
Câu hỏi:
@200548805253@
- Lời của người kể chuyện khác với lời nhân vật (là lời nói gắn với ý thức và cách thể hiện của nhân vật bằng hình thức lời nói trực tiếp hay gián tiếp).
d. Quyền năng của người kể chuyện
- Quyền năng của người kể chuyện thể hiện ở
+ Phạm vi miêu tả, phân tích, lí giải.
+ Mức độ định hướng đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật trong tác phẩm văn học.
2. Cảm hứng chủ đạo
- Cảm hứng chủ đạo trong một tác phẩm văn học là những cảm xúc và thái độ được thể hiện xuyên suốt, phản ánh quan điểm của tác giả về các vấn đề trong cuộc sống mà tác phẩm đề cập.
- Cảm hứng chủ đạo ảnh hưởng đến cách thức thể hiện của tác phẩm, lan tỏa từ đầu đến cuối và có khả năng sâu sắc tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây