Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tính theo phương trình hóa học SVIP
1. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
- Bước 1: Viết phương trình phản ứng và rút ra tỉ lệ mol theo hệ số cân bằng.
- Bước 2: Tính số mol chất đã biết.
- Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học và số mol chất đã biết để tìm số mol của các chất còn lại.
- Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của các chất cần tìm.
- Phản ứng hoàn toàn là phản ứng có chất phản ứng hết (chất thiếu) và chất còn lại là chất dư.
- Phản ứng không hoàn toàn là phản ứng mà các chất tham gia đều còn dư sau phản ứng.
- Phản ứng vừa đủ là phản ứng mà tất cả chất tham gia đều phản ứng hết, không còn dư.
Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam zinc (Zn) trong dung dịch hydrochloric acid.
\(Zn+2HCl\rarr ZnCl_2+H_2\)
Tính khối lượng hydrochloric acid cần dùng và thể tích khí H2 thu được (đkc).
Hướng dẫn giải:
- Phương trình phản ứng và tỉ lệ mol theo hệ số cân bằng:
- Số mol của kẽm (Zn):
\(n_{Zn}=\frac{m}{M}=\frac{6,5}{65}=0,1\) mol
- Theo tỉ lệ mol các chất trong phương trình, ta có:
\(n_{HCl}=\frac{n_{Zn}.2}{1}=\frac{0,1.2}{1}=0,2\) mol
\(n_{H_2}=\frac{n_{Zn}.1}{1}=\frac{0,1.1}{1}=0,1\) mol
- Khối lượng hydrochloric acid cần dùng là:
\(m_{HCl}=n.M=0,2.\left(35,5+1\right)=7,3\) gam
- Thể tích khí hydrogen (đkc) thu được là:
\(V_{H_2}=n.24,79=0,1.24,79=2,479\) L
Câu hỏi:
@205873495210@@205873496406@
2. HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG
➤ Tìm hiểu hiệu suất phản ứng
- Hiệu suất phản ứng (H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được thực tế so với lượng sản phẩm tính theo lí thuyết.
- Hiệu suất phản ứng thường < 100% do phản ứng xảy ra không hoàn toàn.
Ví dụ: Khi nung 0,1 mol đá vôi (CaCO3) chỉ chỉ thu được 0,085 mol calcium oxide CaO. Chứng tỏ hiệu suất phản ứng chỉ đạt 85%, tức là không phải toàn bộ lượng chất phản ứng đã biến đổi thành sản phẩm.
Câu hỏi:
@205874726928@
➤ Tính hiệu suất phản ứng
- Bước 1: Tính lượng sản phẩm theo lý thuyết (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn).
- Bước 2: Xác định lượng sản phẩm thu được thực tế.
- Bước 3: Tính hiệu suất theo công thức:
![]()
Ví dụ: Cho 8 gam iron(III) oxide (Fe2O3) tác dụng với khí carbon monoxide (CO) ở nhiệt độ cao, thu được 4,2 gam iron (Fe).
Phản ứng xảy ra như sau:
\(Fe_2O_3+3CO\rarr2Fe+3CO_2\)
Tính hiệu suất phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Tính khối lượng Fe thu được theo lý thuyết.
- Số mol của Fe2O3 trước phản ứng:
\(n_{Fe_2O_3}=\frac{m}{M}=\frac{8}{56.2+16.3}=0,05\) mol
- Theo phương trình hóa học:
⇒ 1 mol Fe2O3 tạo thành 2 mol Fe.
⇒ 0,05 mol Fe2O3 tạo thành 0,1 mol Fe.
- Khối lượng của 0,1 mol Fe tạo thành sau phản ứng:
\(m_{Fe}=n.M=0,1.56=5,6\) gam
Bước 2: Thực tế chỉ thu được 4,2 gam sắt sau phản ứng.
Bước 3: Tính hiệu suất phản ứng.
\(H=\frac{4,2}{5,6}.100=75\%\)
Câu hỏi:
@205874726928@@205874727101@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây