Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Tính chất và sự chuyển thể của chất SVIP
I. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Mỗi chất đều được đặc trưng bằng tính chất hóa học và tính chất vật lí riêng.
Tính chất vật lí
- Thể (rắn, lỏng, khí).
- Màu sắc, mùi, vị.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
- Tính tan, dẫn nhiệt, dẫn điện,...
📌 Ví dụ: Đường có vị ngọt, màu trắng, dễ tan trong nước.
Đường
Tính chất hóa học
- Khả năng cháy.
- Phản ứng với chất khác tạo ra chất mới.
- Khả năng phân hủy.
📌 Ví dụ: Sắt để lâu ngoài không khí có thể bị gỉ → tạo ra chất mới (gỉ sắt) → thể hiện tính chất hóa học.
Cửa sắt lâu ngày bị gỉ
Câu hỏi:
@355761@@355762@
II. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
Vào những ngày thời tiết rất lạnh, ở một số nơi thường xuất hiện hiện tượng nước đóng băng, tuyết rơi. Khi đó, nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Ngược lại, khi trời trở nên ấm hơn, băng và tuyết tan chảy, nước chuyển từ thể rắn trở lại thể lỏng.
- Khi một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, ta gọi đó là quá trình nóng chảy. Sự nóng chảy xảy ra ở một mức nhiệt độ nhất định, gọi là nhiệt độ nóng chảy.
- Ngược lại, khi một chất chuyển từ thể lỏng trở lại thể rắn, quá trình đó được gọi là sự đông đặc. Quá trình này cũng diễn ra ở một nhiệt độ xác định, gọi là nhiệt độ đông đặc.
- Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ.
Câu hỏi:
@355780@@84156@
2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Trong tự nhiên, nước lỏng và hơi nước chuyển hóa qua lại không ngừng tạo thành một vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Trong tự nhiên, nước liên tục chuyển đổi giữa thể lỏng và thể khí, tạo nên vòng tuần hoàn của nước.
Ban đầu, nước ở ao hồ, sông biển bay hơi nhờ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Hơi nước này theo gió bay lên cao, gặp không khí lạnh thì ngưng tụ lại thành các giọt nước nhỏ li ti, tạo thành mây. Khi mây tụ đủ lớn và nặng, nước rơi xuống dưới dạng mưa.
Không chỉ nước, mà nhiều chất khác trong tự nhiên cũng có thể trải qua sự bay hơi và ngưng tụ tương tự.
- Khi một chất chuyển từ thể hơi (khí) sang thể lỏng, quá trình đó được gọi là sự ngưng tụ.
- Ngược lại, khi một chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, quá trình đó được gọi là sự bay hơi.
3. Sự sôi
Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của nước không đổi. Sự sôi cũng diễn ra tương tự với một số chất lỏng khác.
Sự ngưng tụ và sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ còn sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.
Ví dụ: nhiệt độ sôi của nước là 100 oC.
Câu hỏi:
@84244@@355779@
- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
![]()
- Sự nóng chảy, sự động đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định.
- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra ở mọi nhiệt độ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây