Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm SVIP
I. NHẬN BIẾT HÓA CHẤT VÀ QUY TẮC SỬ DỤNG HÓA CHẤT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Nhận biết hoá chất
Hóa chất thường được nhận biết dựa trên thông tin trên nhãn như tên, công thức, nồng độ và một số thông tin khác.
- Hóa chất được bảo quản trong lọ kín, thường bằng thủy tinh hoặc nhựa.
- Trên nhãn ghi tên, công thức, khối lượng (hoặc thể tích), độ tinh khiết, nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản.
- Với dung dịch pha sẵn, nhãn cần ghi rõ nồng độ chất tan.
2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
Trước khi tiến hành thí nghiệm, cần đọc kĩ nhãn và tuân thủ đúng quy trình để đảm bảo an toàn.
- Chỉ dùng hóa chất có nhãn rõ ràng và đọc kĩ thông tin cảnh báo trước khi sử dụng
- Không lấy hóa chất bằng tay mà cần sử dụng thìa, panh hoặc dụng cụ phù hợp. Không đặt lại thìa, panh vào lọ sau khi dùng.
- Rót hóa chất lỏng bằng phễu hoặc dụng cụ có mỏ và hướng nhãn chai lên trên để tránh dính hoá chất vào nhãn.
- Nếu hóa chất bị đổ ra ngoài hoặc dính vào người, phải báo ngay cho giáo viên để được xử lí kịp thời.
- Hóa chất thừa không được đổ lại vào lọ gốc mà phải xử lí đúng cách theo hướng dẫn.
Câu hỏi:
@205854718725@
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Trong thí nghiệm, cần sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau tùy theo mục đích. Việc sử dụng đúng cách giúp đảm bảo an toàn và độ chính xác cho thí nghiệm
1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng
2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm
a. Ống nghiệm
- Cầm ống nghiệm bằng tay không thuận, tay thuận dùng để thêm hóa chất.
- Khi đun nóng, cần kẹp cách 1/3 miệng ống nghiệm, hướng miệng ra xa người. Làm nóng đều ống nghiệm rồi đun phần chứa hóa chất ở vùng nóng nhất của ngọn lửa.
b. Ống hút nhỏ giọt
- Dùng ống hút nhỏ giọt có quả bóp cao su để lấy và nhỏ từng giọt chất lỏng.
- Không để đầu ống hút chạm vào thành ống nghiệm.
Câu hỏi:
@205854725943@
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Sử dụng thiết bị đo và thiết bị điện một cách an toàn, hiệu quả.
1. Thiết bị đo pH
Cách sử dụng: đặt điện cực vào dung dịch cần đo, sau đó đọc giá trị pH hiển thị trên thiết bị.
2. Huyết áp kế
- Thiết bị đo huyết áp: Huyết áp kế đồng hồ, thuỷ ngân,…
- Cách sử dụng huyết áp kế đồng hồ: Quấn bao quanh tay, bóp bơm khí vào bao cao su, sau đó từ từ xả khí và đọc chỉ số trên đồng hồ.
3. Thiết bị điện và cách sử dụng
a. Thiết bị cung cấp điện
Nguồn điện thường dùng: Pin 1,5 V hoặc ghép 2 hoặc 4 pin tạo nguồn 3 V hoặc 6 V.
b. Biến áp nguồn
- Biến áp nguồn là thiết bị chuyển điện áp 220 V thành điện áp xoay chiều hoặc một chiều có giá trị nhỏ hơn (3 V đến 24 V) để đảm bảo an toàn khi thí nghiệm.
- Trong biến áp nguồn điện một chiều, chốt đỏ là cực dương, chốt đen là cực âm và cần điều chỉnh nút để chọn mức điện áp phù hợp.
c. Thiết bị đo điện
- Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện, vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.
- Khi sử dụng ampe kế và vôn kế cần nối đúng cực, chọn thang đo phù hợp và không để giá trị đo vượt quá thang đo tối đa.
d. Joulemeter
- Công dụng: Joulemeter dùng để đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện trong mạch, hiển thị kết quả trên màn hình LED.
- Cách sử dụng:
+ Dùng nút Start để khởi động.
+ Nút cài đặt để chọn đại lượng cần đo.
+ Nút Reset để đặt lại.
+ Khi đo năng lượng cần chọn chế độ đo năng lượng và nối dây đúng chốt.
e. Thiết bị sử dụng điện
- Cách dùng đèn LED: Nối đúng cực của đèn với cực nguồn (cực dương của đèn nối với cực dương nguồn, cực âm nối với cực âm).
- Để đèn không hỏng, cần mắc nối tiếp với điện trở có giá trị phù hợp.
g. Thiết bị điện hỗ trợ
Câu hỏi:
@205854740307@@205854750850@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây