Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Quy tắc octet SVIP
I. QUY TẮC OCTET
Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử có xu hướng hình thành lớp vỏ bền vững của khí hiếm.
Khí hiếm rất khó tham gia phản ứng hóa học vì lớp electron ngoài cùng đã bão hòa (8 electron, trừ helium là 2).
Câu hỏi:
@205851127830@@205763621755@
II. VẬN DỤNG QUY TẮC OCTET TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LIÊN KẾT HOÁ HỌC CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A
Các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron với nguyên tử khác để có 8 electron ở lớp ngoài cùng, giống cấu hình bền của khí hiếm.
- Do có ít electron lớp ngoài (1, 2 hoặc 3) nên kim loại dễ nhường electron để trở thành ion dương với lớp electron bên trong đã bão hòa.
Ví dụ: Nguyên tử Na nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để có cấu hình giống khí hiếm Ne.
- Phi kim có lớp ngoài cùng chưa bão hòa (5,6 hoặc 7 electron) nên thường nhận thêm electron để tạo ion âm.
Ví dụ: Nguyên tử Cl nhận 1 electron để có cấu hình giống khí hiếm Ar.
- Các phi kim có thể góp chung electron với nhau để mỗi nguyên tử đều đạt cấu hình bền như khí hiếm.
Ví dụ: Trong phân tử O2, mỗi nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng và cần thêm 2 electron để đạt cấu hình bền vững như khí hiếm. Vì vậy, hai nguyên tử oxygen sẽ góp chung với nhau 2 cặp electron, tạo thành liên kết đôi. Nhờ việc dùng chung 4 electron này, mỗi nguyên tử oxygen đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.
Câu hỏi:
@205851143828@@205763683508@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây