Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Năng lượng tái tạo SVIP
I. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
Năng lượng tái tạo là năng lượng lấy từ các nguồn tự nhiên được tái tạo liên tục thông qua các quá trình tự nhiên.
Câu hỏi:
@202996668695@
Năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt,...
1. Năng lượng mặt trời
Mặt Trời cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt cho nhiều hoạt động của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Người dân tận dụng năng lượng nhiệt từ Mặt Trời trong nghề làm muối
Các nhà khoa học đã và đang chế tạo những thiết bị để thu và sử dụng năng lượng mặt trời một cách chủ động và hiệu quả hơn.
- Pin quang điện có thể biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng điện.
Pin quang điện
- Thiết bị thu năng lượng mặt trời có khả năng: thu năng lượng bức xạ từ Mặt Trời, chuyển hóa trực tiếp thành năng lượng nhiệt.
Máy nước nóng năng lượng mặt trời
Ưu điểm:
- Không gây tiếng ồn.
- Không phát thải khí độc hại hoặc khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Thân thiện với môi trường nếu được sử dụng hợp lí.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu và vị trí địa lí.
- Chi phí thiết bị và lắp đặt còn cao.
- Hoạt động chưa ổn định, hiệu suất bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường.
- Tấm pin dễ hư hỏng, sau khi hết hạn sử dụng có thể tạo lượng rác thải lớn.
- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái nếu lắp đặt trên diện tích lớn: gây ô nhiễm ánh sáng, chiếm đất canh tác, làm biến đổi môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật.
Câu hỏi:
@202996676770@
2. Năng lượng từ gió
Năng lượng từ gió là động năng của các dòng không khí đối lưu trong bầu khí quyển.
Các máy phát điện gió được xây dựng ở nhiều nơi để biến năng lượng từ gió thành năng lượng điện.
Tuabin gió được lắp đặt ở biển
Ưu điểm:
- Nguồn năng lượng dồi dào, tái tạo.
- Không phát thải khí nhà kính hay chất gây ô nhiễm môi trường.
- Thân thiện với môi trường khi được khai thác hợp lí.
Nhược điểm:
- Gió không ổn định, nên sản lượng điện không ổn định.
- Hiệu suất chuyển đổi thấp, giá thành đầu tư cao.
- Phát ra tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật.
- Có thể gây nhiễu sóng phát thanh, ảnh hưởng đến vùng bay của chim (chim di cư), sự di chuyển và sinh tồn của dơi.
Câu hỏi:
@202996679731@
3. Năng lượng từ sóng biển
Sóng biển được hình thành chủ yếu do tác động của gió hoặc do các hoạt động địa chấn hoặc thủy triều.
Nguyên lí khai thác năng lượng: đặt các hệ thống chuyển đổi năng lượng ở ngoài khơi hoặc ven bờ biển. Tận dụng chuyển động lên – xuống của sóng biển để làm quay tuabin máy phát điện.
Hệ thống chuyển đổi năng lượng từ sóng biển thành năng lượng điện
Ưu điểm:
- Là nguồn năng lượng dồi dào.
Nhược điểm:
- Cần nhiều máy phát điện, chiếm không gian rộng → ảnh hưởng giao thông đường biển và hệ sinh thái.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Phụ thuộc vào mùa, dễ bị gián đoạn do thiên tai.
Câu hỏi:
@202996680508@
4. Năng lượng từ dòng sông
Vòng tuần hoàn của nước đã tạo ra những dòng sông, suối và thác nước.
Các nhà máy thủy điện được xây dựng để khai thác động năng của dòng nước chảy từ trên cao xuống, làm quay tuabin của máy phát điện.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Ưu điểm:
- Không phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm môi trường.
- Các đập thủy điện và hồ chứa có thể phòng chống lũ lụt, điều hòa nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp vùng hạ lưu.
Nhược điểm:
- Mất diện tích rừng và đất canh tác do xây dựng công trình thủy điện.
- Thay đổi chế độ thủy văn, ảnh hưởng đến hệ sinh thái sông ngòi, khu vực lân cận đập thủy điện.
II. SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Sử dụng hiệu quả năng lượng là việc áp dụng các biện pháp và kĩ thuật nhằm giảm năng lượng hao phí, giảm mức tiêu thụ năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong sản xuất và đời sống.
Một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng như:
- Tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Giảm bớt tiêu thụ năng lượng điện trong giờ cao điểm.
- Lựa chọn các thiết bị có hiệu suất hoạt động cao để giảm tối đa năng lượng hao phí.
- Sử dụng hiệu quả nhiên liệu bằng cách làm cho nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn.
Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Một số biện pháp bảo vệ môi trường có thể thực hiện như:
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại hóa chất, các sản phẩm từ nhựa dùng một lần.
- Phân loại rác thải.
Phân loại rác thải
- Sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
- Giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ rừng.
Trồng nhiều cây xanh
Câu hỏi:
@202996681547@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây