Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Mol và tỉ khối chất khí SVIP
I. MOL
1. Khái niệm
Mol là lượng chất chứa 6,022.1023 hạt (nguyên tử, phân tử hoặc ion) của chất đó.
- Đơn vị amu được quy ước từ 1/12 khối lượng nguyên tử carbon-12.
- 1 mol chứa 6,022.1023 hạt vi mô (gọi là số Avogadro – NA).
Câu hỏi:
@201001444496@
2. Khối lượng mol
Khối lượng mol là khối lượng (tính bằng gam) của 1 mol chất, tức là của 6,022.1023 nguyên tử hoặc phân tử.
- Khối lượng mol (g/mol) bằng trị số với khối lượng nguyên tử hoặc phân tử (amu), chỉ khác đơn vị.
Ví dụ: Do nguyên tử oxygen có khối lượng nguyên tử là 16 amu nên khối lượng mol của oxygen là 16 g/mol.
Ví dụ: Phân tử nước (H2O) gồm 2 nguyên tử hydrogen (M = 1) và 1 nguyên tử oxygen (M = 16) nên khối lượng phân tử của nước là 2.1 + 16 = 18 g/mol.
- Công thức tính khối lượng mol:
\(M=\dfrac{m}{n}\) (g/mol)
Trong đó:
+ M là khối lượng mol (g/mol)
+ m là khối lượng chất (g)
+ n là số mol
Ví dụ: Tính khối lượng mol của nguyên tố magnesium (Mg), biết rằng 0,5 mol magnesium có khối lượng là 12 gam.
Áp dụng công thức khối lượng mol (M), ta có:
\(M=\frac{m}{n}\)
Thay số, ta có:
\(M=\frac{12}{0,5}=24\)
Vậy khối lượng mol của magnesium (Mg) là 24 g/mol.
Câu hỏi:
@201001476217@
3. Thể tích mol của chất khí
- Thể tích mol là thể tích 1 mol khí (tức 6,022×10²³ phân tử) chiếm được trong điều kiện xác định.
- Ở điều kiện chuẩn (25 oC, 1 bar), 1 mol khí bất kỳ chiếm 24,79 L, nên:
\(V=24,79.n\)
Các chất khí khác nhau nhưng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất sẽ có thể tích mol bằng nhau.
Ví dụ: Tính thể tích của 0,25 mol khí oxygen (O2) ở điều kiện chuẩn.
Áp dụng công thức về thể tích mol của chất khí:
\(V=24,79.n\)
Thay số, ta có:
\(V=24,79.0,25=6,1975\)
Vậy thể tích của 0,25 mol khí oxygen ở điều kiện chuẩn là 6,1975 L.
Câu hỏi:
@201001478653@
II. TỈ KHỐI CHẤT KHÍ
Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol:
\(d_{A/B}=\dfrac{M_A}{M_B}\)
Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta tính tỉ khối của khí A so với không khí:
\(D_{A / k k} = \frac{M_{A}}{29}\)
Ví dụ: Khí carbon dioxide (CO2) nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Bước 1: Tính khối lượng phân tử của CO2.
Phân tử CO2 gồm 1 nguyên tử carbon (C) và 2 nguyên tử oxygen (O).
\(M_{CO_2}=12+2.16=44\) g/mol
Bước 2: Tính tỉ khối của CO2 so với không khí.
\(D_{CO_2/kk}=\frac{M_{CO_2}}{29}=\frac{44}{29}=1,52\)
Vậy, khí CO2 nặng hơn không khí khoảng 1,52 lần.
Câu hỏi:
@201001634533@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây