Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (P2) SVIP
2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
c. Từ tự do cạnh tranh đến chủ nghĩa tư bản độc quyền
- Trong thời kỳ tự do cạnh tranh, doanh nghiệp lớn có ưu thế về vốn, kỹ thuật sẽ loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ. Khi số ít xí nghiệp lớn tồn tại, họ liên kết với nhau → Hình thành tổ chức độc quyền.
- Khái niệm: Tổ chức độc quyền là sự liên minh của các nhà tư bản lớn để thống trị sản xuất và thị trường, nhờ đó thu được lợi nhuận cao.
Câu hỏi:
@205713326996@
- Một số hình thức độc quyền tiêu biểu:
+ Các-ten.
+ Xanh-đi-ca.
+ Tơ-rớt.
Hình 1. Tranh biếm họa về các tổ chức độc quyền ở Mĩ
Câu hỏi:
@205713327556@
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: Tổ chức độc quyền phát triển mạnh, chi phối toàn bộ nền kinh tế (giai đoạn này được gọi là chủ nghĩa tư bản độc quyền).
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước: Nhà nước được coi là doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối gần như toàn bộ hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa.
- Lê-nin khái quát 5 đặc điểm chính của chủ nghĩa tư bản độc quyền gồm:
+ Tập trung sản xuất và tư bản → Hình thành các tổ chức độc quyền chi phối nền kinh tế.
+ Kết hợp giữa tư bản ngân hàng và công nghiệp → Hình thành tư bản tài chính và tập đoàn tài phiệt.
+ Xuất khẩu tư bản (đầu tư ra nước ngoài) trở thành xu hướng chủ đạo, thay vì chỉ xuất khẩu hàng hóa.
+ Các liên minh độc quyền quốc tế ra đời → Chia thị trường thế giới.
+ Các cường quốc tư bản lớn hoàn tất việc phân chia thuộc địa toàn cầu.
Hình 2. Tranh biếm họa về chủ nghĩa tư bản độc quyền
Câu hỏi:
@205713569361@
3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại (từ sau năm 1945)
a. Khái niệm
- Là giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với những điều chỉnh lớn so với chủ nghĩa tư bản độc quyền trước đó.
* Đặc điểm
+ Độc quyền nhà nước phát triển mạnh mẽ.
+ Sản xuất có trình độ cao, hiện đại, ứng dụng công nghệ mới.
+ Lực lượng lao động có chuyên môn cao, trình độ kỹ thuật tốt.
+ Khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh mới.
+ Tính toàn cầu: Chủ nghĩa tư bản hiện đại trở thành một hệ thống thế giới.
Hình 3. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất
Câu hỏi:
@205713328531@
c. Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
* Tiềm năng
- Phát triển kinh tế - kỹ thuật vượt bậc: ứng dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, robot,...
- Nền tảng pháp lý và quản lý hoàn chỉnh: vận hành xã hội hiệu quả.
- Tự điều chỉnh linh hoạt: thích nghi tốt với biến động toàn cầu.
- Hưởng lợi từ toàn cầu hóa: mở rộng thị trường, thu hút vốn và công nghệ.
Hình 4. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (tranh minh họa)
Câu hỏi:
@205713338266@
* Thách thức
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc: bất bình đẳng, khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn.
- Khủng hoảng kinh tế - chính trị - môi trường tiềm ẩn và dai dẳng.
- Nền dân chủ bị thu hẹp: thực chất dân chủ chủ yếu phục vụ cho thiểu số có đặc quyền.
- Phụ thuộc vào tài chính toàn cầu, dễ bị tổn thương bởi biến động quốc tế.
Hình 5. Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng tại châu Âu
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây