Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đo nhiệt độ SVIP
I. NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ NÓNG LẠNH
Thí nghiệm
Chuẩn bị ba cốc: cốc a đựng nước lạnh, cốc b đựng nước nguội và cốc c đựng nước ấm.
Nhúng ngón tay trỏ phải vào cốc a, nhúng ngón tay trỏ trái vào cốc c.
Sau một lúc, rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc b.
Câu hỏi:
@84117@@84118@
Như vậy, dựa vào các giác quan của ta để cảm nhận độ nóng, lạnh của một vật là không chính xác.
Độ nóng hay lạnh của một vật được xác định thông qua nhiệt độ của nó. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh. Nhiệt độ là số đo độ "nóng", "lạnh" của vật.
Để biết chính xác được nhiệt độ của vật, người ta dùng cách đo.
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế theo thang đo xác định.
II. THANG NHIỆT ĐỘ XEN-XI-ỚT
Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt (Celsius) là một thang nhiệt độ thông dụng, được đặt theo thên nhà khoa học người Thụy Điển Celsius.
Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của nước đá đang tan (0 oC) và nhiệt độ của hơi nước đang sôi (100 oC) được chọn làm hai nhiệt độ cố định.
Khoảng giữa hai nhiệt độ cố định này được chia thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 oC.
Năm 1714, nhà khoa học Đức Fa-ren-hai (Fahrenheit) đã đề nghị một thang nhiệt độ mang tên ông.
Trong thang nhiệt độ này, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 oF, còn nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212 oF.
Như vậy 1 oC ứng với 1,8 oF.
Ví dụ: Tính xem 20 oC ứng với bao nhiêu độ trong thang Fa-ren-hai.
Ta có: 20 oC = 0 oC + 20 oC
20 oC = 32 oF + (20.1,8) oF = 68 oF.
Câu hỏi:
@2119444@@2119445@
III. NHIỆT KẾ
Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau. Dưới đây là một số loại nhiệt kế thường dùng.
Nhiệt kế rượu
Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế điện tử
Cấu tạo của nhiệt kế bao gồm ống nhiệt kế nối với bầu đựng chất lỏng, thường là thủy ngân hoặc rượu.
Nhiệt kế (thường dùng) hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Khi bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật nóng, chất lỏng bên trong nở ra, khiến cột chất lỏng trong ống dài ra.
- Ngược lại, nếu tiếp xúc với vật lạnh, chất lỏng co lại, làm cột chất lỏng ngắn đi.
→ Dựa vào độ dài của cột chất lỏng và các vạch chia trên thang nhiệt kế, ta xác định được nhiệt độ của vật.
❗ Đối với nhiệt kế y tế, để số chỉ của nhiệt kế không thay đổi khi nó đã được lấy ra khỏi cơ thể, phần ống sát với bầu được làm thắt lại.
IV. ĐO NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ
Tiến trình đo:
- Bước 1: Kiểm tra xem cột thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế hay chưa. Nếu chưa, cầm chắc thân nhiệt kế và vẩy mạnh để thủy ngân tụt xuống.
🔺Lưu ý: Phải cầm chặt tay khi vẩy, tránh làm rơi hoặc để nhiệt kế va đập vào vật cứng. - Bước 2: Dùng bông y tế sạch để lau thân và bầu nhiệt kế.
- Bước 3: Tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, sau đó kẹp tay lại để giữ nhiệt kế cố định.
- Bước 4: Chờ khoảng 3 phút, sau đó lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.
🔺Lưu ý: Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đọc kết quả, vì nhiệt từ tay có thể làm sai lệch số đo.
Câu hỏi:
@2119446@@2119447@
❗ Một nhược điểm của nhiệt kế y tế thủy ngân là có vỏ bằng thủy tinh nên dễ vỡ. Khi vỡ, thủy ngân trong nhiệt kế là một chất độc hại chảy ra ngoài. Do vậy, loại nhiệt kế y tế loại hiện số cũng đang dần được sử dụng phổ biến.
Trong khoa học, thang nhiệt độ Kelvin được dùng rất phổ biến. Nhiệt độ trong thang nhiệt độ này được gọi là "nhiệt độ tuyệt đối", kí hiệu là T. Đơn vị nhiệt độ là kenvin, kí hiệu là K.
Một kenvin (1 K) bằng một độ trong thang nhiệt độ Celsius (1 oC) và 0 oC ứng với 273 K.
Ví dụ: Tính xem 20oC ứng với bao nhiêu kenvin.
Ta có: 20 oC = 0 oC + 20 oC
20 oC = 273 K + 20 K = 293 K.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây