Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường SVIP
I. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN
1. Khái niệm cân bằng tự nhiên
Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã và hệ sinh thái; hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.
- Điều kiện môi trường thay đổi → số lượng cá thể và sự phân bố của các quần thể trong hệ sinh thái thay đổi → sự cân bằng tự nhiên là cân bằng động.
- Trạng thái cân bằng của quần thể: Số lượng cá thể trong quần thể được duy trì ở mức ổn định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
→ Quần thể có khả năng tự điều chỉnh.
Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
(1) - Quần thể điều chỉnh làm giảm số lượng cá thể của quần thể;
(2) - Quần thể điều chỉnh làm tăng số lượng cá thể của quần thể
- Trạng thái cân bằng của quần xã: Số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
- Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái: Sự phân bố các quần thể trong hệ sinh thái phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, sự thay đổi của quần xã sinh vật theo chu kì.
Câu hỏi:
@201115395459@
2. Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên
Nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người.
- Sự tác động của các yếu tố tự nhiên:
- Sự tác động của con người:
Câu hỏi:
@205831041952@
Để duy trì sự cân bằng tự nhiên, cần áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng số lượng cá thể sinh vật trong quần xã tăng hoặc giảm quá mức.
- Trồng rừng, cải tạo đất bỏ hoang.
- Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Kiểm soát sự du nhập của các sinh vật ngoại lai.
- Điều tiết cấu trúc thành phần của hệ sinh thái.
3. Bảo vệ động vật hoang dã
Bảo vệ động vật hoang dã góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ động vật hoang dã
- Động vật hoang dã cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã (CITES), giữ gìn môi trường sống tự nhiên của chúng.
- Một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã.
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
+ Tăng cường kiểm soát và xử lí nghiêm các hành vi săn bắt, mua bán trái phép động vật hoang dã.
II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Tác động của con người đối với môi trường
➤ Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
Qua các thời kì phát triển xã hội, sự tác động của con người đến môi trường ngày càng lớn.
- Thời kì nguyên thủy:
+ Khai thác thiên nhiên thông qua việc săn bắt và hái lượm.
+ Biết sử dụng lửa để sưởi ấm, xua đuổi thú dữ, nấu ăn,...
- Xã hội nông nghiệp:
+ Biết trồng trọt (lúa nước, lúa mì, ngô,...) và chăn nuôi (chó, bò, dê, cừu, lợn,...).
Hoạt động trồng trọt qua một số thời kì phát triển xã hội
- Xã hội công nghiệp:
+ Lai tạo được nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao.
+ Bắt đầu cơ giới hóa sản xuất nhờ máy móc, nguyên liệu (sắt, than đá) và năng lượng hơi nước.
+ Việc ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin đã giúp tiết kiệm tài nguyên và tạo ra nhiều sản phẩm.
➤ Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
- Đốt rừng lấy đất canh tác.
- Khai thác khoáng sản.
- Xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường.
→ Làm giảm độ đa dạng sinh học, suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, gây ra lũ lụt, hạn hán,...
➤ Vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
- Trồng rừng.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,...).
→ Góp phần duy trì cân bằng tự nhiên, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường.
Câu hỏi:
@201130355829@
2. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Phân loại | Nguyên nhân | Biện pháp |
---|---|---|
Ô nhiễm do khí thải | - Quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. - Cháy rừng. - Quá trình đun nấu trong các hộ gia đình. | - Kiểm soát lượng khí thải phát ra từ các nhà máy. - Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. - Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. - Phòng chống cháy rừng. |
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật | - Quá trình sản xuất nông nghiệp sử dụng các hóa chất: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... | - Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. - Sử dụng các loài thiên địch. |
Ô nhiễm do các chất phóng xạ | - Hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. - Hoạt động thử và sản xuất vũ khí hạt nhân. | - Kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. - Xử lí triệt để các chất thải có chứa phóng xạ trước khi đưa ra môi trường. |
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh | - Chất thải không được thu gom, xử lí đúng cách tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. | - Phân loại, xử lí rác thải đúng cách. - Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh. |
Ô nhiễm do chất thải rắn | - Quá trình sinh hoạt và sản xuất thải ra các vật liệu rắn. | - Thu gom, phân loại, xử lí rác thải rắn đúng cách. - Sử dụng tiết kiệm và tái chế các vật liệu rắn. |
Ô nhiễm do nước thải | - Nước thải từ quá trình sinh hoạt và sản xuất không được xử lí đúng cách. | - Xử lí nước thải đúng cách trước khi thải ra môi trường. - Hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm trong sinh hoạt và sản xuất. |
Câu hỏi:
@201130174946@
3. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài.
- Hậu quả của biến đổi khí hậu:
+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi thất thường.
+ Băng tan ở hai cực → mực nước biển dâng cao → gây ngập lụt, xâm nhập mặn.
- Biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây