Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1)
- Lý thuyết Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 2)
- Luyện tập Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Video Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1)
- Video Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 2) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
I. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3. Tài nguyên nước
* Sự suy giảm tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt (sông, hồ) bị suy giảm và ô nhiễm.
- Nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực hạ thấp.
- Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô.
Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước trầm trọng vào mùa khô
* Nguyên nhân suy giảm tài nguyên nước:
- Biến đổi khí hậu.
- Khai thác quá mức nguồn nước.
Khai thác quá mức nguồn nước ngầm
- Chất thải và nước thải từ sản xuất và sinh hoạt không được xử lý.
- Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
- Lớp phủ thực vật ở đầu nguồn bị suy giảm.
Câu hỏi:
@202880317225@
* Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước:
- Nhà nước ban hành các bộ luật về sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
- Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý địa bàn hành chính và hợp tác quốc tế.
- Khai thác và sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả.
- Bảo vệ và duy trì các khu vực nguồn nước quan trọng như ao, hồ, sông để đảm bảo sự tái tạo của nguồn nước tự nhiên.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
II. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
a. Ô nhiễm không khí:
- Ô nhiễm bụi mịn ở các thành phố lớn từ khói bụi giao thông và khí thải công nghiệp.
- Ô nhiễm bụi ở nông thôn do đốt phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ.
Người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch
Câu hỏi:
@202881394585@
b. Ô nhiễm môi trường nước:
- Ô nhiễm sông từ chất thải đô thị và nước thải làng nghề.
- Nước ngầm nhiễm mặn do khai thác quá mức.
- Ô nhiễm nước biển từ rác thải nhựa và nước thải đô thị.
- Ô nhiễm nước ngầm và đất do hóa chất bảo vệ thực vật.
- Biến đổi khí hậu và thiên tai cũng góp phần làm gia tăng ô nhiễm.
Câu hỏi:
@202881397438@
2. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.
- Kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
- Phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế chất thải, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Công nghệ xử lý nước thải trong sản xuất
- Phân loại chất thải rắn để tái chế.
- Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
Câu hỏi:
@204994348615@ @202881399957@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây