Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 4. Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất SVIP
1. Nguồn gốc hình thành vỏ Trái Đất
- Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Trái Đất, liên quan chặt chẽ đến sự hình thành hệ Mặt Trời.
+ Giả thuyết phổ biến cho rằng Trái Đất hình thành cùng thời với hệ Mặt Trời, khoảng 4,6 tỉ năm trước.
+ Quá trình hình thành:
✔ Ban đầu, Mặt Trời hình thành trong dải Ngân Hà, di chuyển qua đám mây bụi và khí.
✔ Dưới tác động của lực hấp dẫn (chủ yếu từ Mặt Trời), bụi và khí trong đám mây bắt đầu chuyển động xoay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip.
✔ Qua thời gian dài, vật chất bụi – khí ngưng tụ lại thành các hành tinh → trong đó có Trái Đất.
Câu hỏi:
@200717493192@
2. Đặc điểm của vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất:
+ Là lớp vật chất cứng, ngoài cùng của Trái Đất.
Cấu tạo của Trái Đất
+ Phần trên cùng của thạch quyển, nơi tồn tại địa hình, sinh vật và con người sinh sống.
+ Độ dày không đồng đều: Vỏ Trái Đất có độ dày thay đổi tùy khu vực:
✔ Ở đại dương: Mỏng hơn, khoảng 5 – 10 km.
✔ Ở lục địa: Dày hơn, có thể lên tới 30 – 70 km.
Tiêu chí | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Độ dày | Trung bình 35 km. | Từ 5 – 10 km. |
Các tầng đá cấu tạo | Trầm tích, gra-nit và ba dan. | Đá ba dan và trầm tích (rất mỏng). |
Thành phần chủ yếu | Si-lic và nhôm. | Si-lic và ma-giê. |
Câu hỏi:
@203135971987@@200717496529@
3. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo chủ yếu từ khoáng vật và đá.
- Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên (như vàng, đồng) hoặc hợp chất hóa học (như thạch anh, can-xit) hình thành trong quá trình địa chất.
- Đá là tập hợp của một hoặc nhiều khoáng vật, liên kết với nhau → là vật liệu chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
- Cấu tạo chủ yếu từ ba nhóm đá lớn: đá macma, đá trầm tích và đá biến chất.
a. Đá macma
- Nguồn gốc: Hình thành do macma nguội và đông đặc.
- Tính chất: Có tinh thể thô hoặc mịn, xen kẽ nhau.
- Ví dụ: Đá granit (Tây Bắc), đá ba dan (Tây Nguyên).
Đá granit
b. Đá trầm tích
- Nguồn gốc: Do vật liệu vụn nhỏ lắng tụ và nén chặt trong vùng trũng.
- Tính chất: Có cấu trúc phân lớp rõ, màu sắc khác nhau.
- Ví dụ: Đá vôi (Ninh Bình), sa thạch (vùng khô hạn).
Đá sa thạch
c. Đá biến chất
- Nguồn gốc: Từ đá magma hoặc đá trầm tích bị biến đổi do nhiệt và áp suất.
- Tính chất: Tinh thể biến đổi, màu sắc phức tạp.
- Ví dụ: Đá gơnai (Hoàng Liên Sơn), đá hoa (Yên Bái), đá phiến sét.
Đá gơnai
Câu hỏi:
@203135973812@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây