Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 18. Sông. Nước ngầm và băng hà. SVIP
I. Sông
1. Sông
- Khái niệm: Sông là dòng nước chảy tự nhiên trong lòng đất ổn định.
- Nước sông đến từ: Mưa, nước ngầm, băng tuyết tan, hồ.
- Bộ phận của sông:
+ Nguồn sông: Nơi sông bắt đầu.
+ Phụ lưu: Sông nhỏ chảy vào sông chính.
+ Chi lưu: Sông nhỏ tách ra từ sông chính.
- Hệ thống sông: Gồm sông chính và các phụ lưu, chi lưu.
- Lưu vực sông: Vùng đất cung cấp nước cho sông.
Câu hỏi:
@203518718186@
2. Chế độ nước sông
- Là sự thay đổi dòng chảy sông trong năm.
- Phụ thuộc vào nguồn cấp nước (mưa, tuyết tan, nước ngầm,…).
- Có nơi:
+ Mùa mưa trùng mùa lũ → nước dâng cao.
+ Vùng núi lạnh: nước từ băng tuyết tan vào xuân – hè → mùa lũ.
Một số khái niệm khác:
- Đường chia nước: ranh giới phân cách các lưu vực sông.
- Lưu lượng nước: lượng nước chảy qua mặt cắt sông trong 1 giây (m³/s).
- Một số sông nhỏ lấy nước từ nước ngầm hoặc hồ, nên chế độ nước khá ổn định, ít thay đổi theo mùa.
- Một số sông lớn có nhiều nguồn nước khác nhau (mưa, tuyết tan, nước ngầm…), nên:
+ Chế độ nước phức tạp.
+ Lũ lên xuống khó đoán trước.
2. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
Giá trị của sông và hồ:
- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và nông nghiệp.
- Là nơi sinh sống của nhiều loài cá và thủy sinh, giúp đánh bắt thủy sản.
- Giao thông và du lịch:
+ Sông là đường giao thông đường thủy quan trọng.
+ Cảnh quan sông, hồ đẹp còn là nơi du lịch nghỉ dưỡng.
📌 Ví dụ: Tại Phượng Hoàng cổ trấn (Trung Quốc), du khách có thể ngồi thuyền gỗ dọc sông Đà Giang để ngắm nhìn nhà sàn cổ, cầu đá và phố cổ hai bên bờ.
![]()
Du lịch trên sông Đà Giang tại Phượng Hoàng cổ trấn (Trung Quốc)
- Hồ còn giúp chứa nước mùa mưa, phục vụ thủy điện và giảm lũ.
Hồ Hòa Bình (Hòa Bình, Việt Nam)
Hồ là vùng nước đọng lớn trong đất liền. Nguồn gốc là do sông chảy sót lại, núi lửa, băng tan, hoặc do con người xây đập tạo hồ chứa nước.
Câu hỏi:
@203518722868@
II. Nước ngầm và băng hà
1. Nước ngầm
- Nước ngầm: Là nước mưa hoặc tuyết tan ngấm xuống đất, qua các lớp đất đá có lỗ hổng và tích lại trong lòng đất.
Nước ngầm dưới đất
- Tầng chứa nước:
+ Là lớp đất hoặc đá có nhiều kẽ hở, giữ được nước ngầm.
+ Khi nước tích nhiều ở độ sâu nhất định, tạo thành tầng nước ngầm.
- Tầng không thấm nước:
+ Là lớp đất sét hoặc đá không có khe hở, ngăn không cho nước tiếp tục thấm xuống dưới.
+ Tầng này nằm bên dưới tầng chứa nước.
- Tầng nước ngầm áp lực:
+ Khi tầng chứa nước bị kẹp giữa hai lớp không thấm, nước bị ép mạnh tạo áp lực.
+ Nếu khoan giếng vào đây, nước có thể phun lên tự nhiên, gọi là giếng phun.
- Lợi ích của nước ngầm:
+ Dùng trong sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất.
+ Một số nơi khai thác nước khoáng, suối nước nóng để chữa bệnh và du lịch.
+ Đặc biệt quan trọng ở vùng khô hạn, ít mưa.
Câu hỏi:
@203518733447@
2. Băng hà
- Là những khối băng khổng lồ di chuyển chậm trên đất liền, nhất là ở vùng núi cao hoặc vùng cực.
- Băng hà thường cuốn theo đá, đất, làm thay đổi địa hình nơi nó đi qua.
Băng hà tại Grơn-len
- Vai trò:
+ Chiếm khoảng 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất.
+ Ở nơi khó tìm nước ngọt, người ta có thể kéo băng về để sử dụng làm nước sạch.
- Nhiều sông lớn ở châu Á có nguồn từ băng tan: Sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Công,...
- Khi Trái Đất nóng lên, băng hà tan nhanh, đặc biệt ở Nam Cực và đảo Grin-len, dẫn đến:
+ Mực nước biển dâng cao.
+ Ngập lụt ven biển.
+ Biến đổi môi trường nghiêm trọng.
Câu hỏi:
@203518741296@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây