Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 16. Diode, transistor và mạch tích hợp IC SVIP
I. DIODE
1. Công dụng
- Diode là linh kiện cho phép dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
- Thường dùng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều và điều chỉnh điện áp,...
2. Hình dạng và kí hiệu
- Diode là linh kiện gồm hai lớp vật liệu bán dẫn P, N:
+ Lớp bán dẫn P mang điện tích dương: nối với cực anode (A).
+ Lớp bán dẫn N mang điện tích âm: nối với cực cathode (K).
- Khi phân cực thuận (UAK > 0):
+ Diode dẫn, cho phép dòng điện đi theo chiều thuận từ A đến K.
- Diode dẫn hoàn toàn khi:
+ UAK > UF (UF là điện áp ngưỡng).
- Với diode Si, UF nằm trong khoảng từ 0,6 V đến 0,8 V.
- Ngược lại, khi được phân cực ngược (UAK < 0):
+ Diode không cho dòng điện đi qua.
- Hình dạng và kí hiệu của một số loại diode cơ bản:
Tên gọi | Hình dạng | Kí hiệu |
Diode thường (Diode chỉnh lưu) | ||
Diode ổn áp |
|
3. Thông số kĩ thuật
- Dòng định mức (Iđm):
+ Là giá trị dòng điện lớn nhất mà diode có thể chịu đựng mà không gặp nguy hiểm.
- Điện áp ngược lớn nhất (UnMax):
+ Là giá trị điện áp cao nhất có thể áp dụng lên hai cực của diode mà không làm hư hại hoặc đánh thủng diode.
- Diode có nhiều loại, mỗi loại có các thông số kĩ thuật khác nhau.
Câu hỏi:
@205868419312@
@205868421325@
@205868420932@
II. TRANSISTOR LƯỠNG CỰC
1. Công dụng
Sử dụng để thực hiện các chức năng như:
- Khuếch đại tín hiệu.
- Chuyển mạch điện tử.
=> Với hai trạng thái đóng và mở (ON/OFF).
2. Hình dạng và kí hiệu
- Transistor lưỡng cực có ba lớp vật liệu bán dẫn tương ứng với đầu ra là ba cực:
+ Base (B).
+ Collector (C).
+ Emitter (E).
- Có hai loại transistor lưỡng cực:
+ PNP.
+ NPN.
- Cấu tạo và kí hiệu của hai loại transistor lưỡng cực:
Tên gọi | Cấu tạo | Kí hiệu |
Transistor NPN | |
|
Transistor PNP |
|
|
- Hoạt động của transistor lưỡng cực phụ thuộc vào trạng thái phân cực của:
+ Lớp tiếp giáp (B - E) giữa cực B và E.
+ Lớp tiếp giáp (B - C) giữa cực B và C.
- Các loại transistor:
+ Loại NPN dẫn dòng khi UBE > UF và UCE > 0.
+ Loại NPN dẫn dòng khi UBE < - UF và UCE < 0.
=> UF là điện áp ngưỡng.
- Tùy thuộc vào vật liệu chế tạo, giá trị UF của transistor có thể dao động từ 0,3 V đến 0,7 V.
3. Thông số kĩ thuật
- Điện áp định mức collector - emitter (UCEO):
+ Là điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực C và E.
- Điện áp định mức base - emitter (UBEO):
+ Là điện áp lớn nhất cho phép đặt vào hai cực B và E.
=> Transistor có thể làm việc mà không bị đánh hỏng.
- Dòng điện collector định mức (IC):
+ Là dòng điện collector lớn nhất cho phép chạy qua transistor.
- Dòng điện base định mức (IB):
+ Là dòng điện base lớn nhất cho phép chạy qua transistor.
- Hệ số khuếch đại dòng (β) là tỉ số giữa dòng điện IC và IB.
- Trên thực tế, transistor do Nhật Bản sản xuất được sử dụng phổ biến.
- Kí hiệu tên của transistor Nhật Bản thường có dạng:
+ Axxxx.
+ Bxxxx.
+ Cxxxx.
+ Dxxxx.
Câu hỏi:
@205868422535@
III. MẠCH TÍCH HỢP IC
1. Công dụng
- IC (Integrated Circuit) là mạch tích hợp, được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến với độ chính xác cao.
- IC có nhiều công dụng và được ứng dụng rất rộng rãi trong hầu hết các thiết bị điện tử của đời sống.
- Chức năng của IC trong mạch điện tử:
+ Khuếch đại tín hiệu.
+ Tạo dao động.
+ Lưu trữ dữ liệu (bộ nhớ máy tính),...
- Đặc điểm của IC:
+ Kích thước nhỏ gọn.
+ Hiệu năng xử lí cao.
+ Chi phí thấp.
- Lợi ích:
+ Giảm kích thước và giá thành thiết bị.
+ Tăng hiệu năng và độ chính xác trong xử lí.
2. Nhận biết và phân loại
* Mỗi IC có kí hiệu và số chân (pin) riêng biệt:
- Khi sử dụng IC cần tra cứu sổ tay và các tài liệu kĩ thuật tương ứng.
- Các chân IC được bố trí theo kiểu hình răng lược như:
+ Một hàng chân.
+ Chân rết có hai hàng chân.
- Đối với IC có một hàng chân:
+ Quan sát mặt bên phải (mặt có ghi kí hiệu của IC).
+ Đếm từ số 1 đến số cuối theo chiều từ trái qua phải.
- Đối với chân IC có hai hàng chân:
+ Nhìn từ trên xuống.
+ Đếm từ chân số 1 đến số cuối theo chiều ngược kim đồng hồ.
+ Bắt đầu từ bên có đánh dấu trên thân của IC.
* IC phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:
- Phân loại dựa theo mật độ tích hợp:
+ SSI: mật độ tích hợp nhỏ, chỉ loại IC chứa vài chục transistor.
+ MSI: mật độ tích hợp trung bình, chỉ loại IC chứa vài trăm transistor.
+ LSI: mật độ tích hợp lớn, chỉ loại IC chứa hàng nghìn transistor.
+ VLSI: mật độ tích hợp rất lớn, chỉ loại IC chứa hàng trăm ngàn đến vài tỉ transistor.
- Phân loại theo đặc điểm tín hiệu xử lí:
+ IC tương tự:
- Làm việc với tín hiệu tương tự.
- Điển hình là IC tuyến tính, IC công suất và IC cao tần.
+ IC số:
- Làm việc với tín hiệu số.
- Sử dụng cổng logic và mạch logic tổ hợp.
+ IC kết hợp tương tự và số:
- Các khối có khả năng xử lí và làm việc với cả tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
- Phân loại theo công dụng:
+ IC trong bộ xử lí:
- Dùng trong CPU.
- Bộ vi xử lí, vi điều khiển.
- Bộ nhớ máy tính.
+ IC sử dụng trong các thiết bị cảm biến như:
- Cảm biến nhiệt.
- Cảm biến áp suất,...
+ IC công suất:
- Dùng trong mạch xử lí dòng điện và điện áp lớn.
IV. THỰC HÀNH (HS THỰC HÀNH)
Câu hỏi:
@205868423292@
@205868424654@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây