Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Bài 1. Vai trò và triển vọng của lâm nghiệp SVIP
I. VAI TRÒ CỦA LÂM NGHIỆP
1. Vai trò đối với đời sống con người
- Lâm nghiệp là ngành kinh tế bao gồm quản lí, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng.
- Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người:
+ Cung cấp lâm sản và các sản phẩm công nghiệp.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng.
+ Cung cấp dược liệu phục vụ nhu cầu chữa bệnh và cải thiện sức khỏe.
+ Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư miền núi.
+ Rừng có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số.
2. Vai trò đối với môi trường sinh thái
- Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ:
+ Điều hòa dòng chảy, giảm thiểu lũ lụt và hạn hán, duy trì nguồn nước.
- Bảo vệ và phát triển rừng ven biển:
+ Chống xói mòn, bảo vệ chấn sống.
+ Ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn.
+ Bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển.
- Bảo vệ và phát triển rừng khu công nghiệp:
+ Làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, điều hòa khí hậu và tạo môi trường sống trong lành.
- Rừng là môi trường sống của đa dạng sinh học:
+ Là nơi bảo tồn động vật, thực vật quý hiếm, giúp duy trì sự đa dạng sinh học.
Câu hỏi:
@205805404378@@205805405923@
II. TRIỂN VỌNG CỦA LÂM NGHIỆP
1. Phát triển để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái
- Rừng có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
- Tuy nhiên, diện tích và tài nguyên rừng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai và quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.
- Cần đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn, phát triển diện tích và đa dạng tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.
2. Phát triển để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu
- Mục tiêu phát triển ngành chế biến gỗ:
+ Đến năm 2030, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng.
+ Việt Nam phấn đấu nằm trong nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỉ USD vào năm 2025.
+ Xuất khẩu gỗ đạt 18,5 tỉ USD và 25 tỉ USD vào năm 2030.
+ Sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỉ USD vào năm 2025 và trên 6 tỉ USD vào năm 2030.
- Tăng trưởng ngành chế biến:
+ 80% cơ sở chế biến gỗ sẽ được trang bị công nghệ cao, cải tiến năng lực sản xuất và đảm bảo nguồn nguyên liệu gỗ bền vững.
3. Phát triển để thực hiện chức năng xã hội của rừng
- Đào tạo nghề cho 45% lao động làm việc trong lâm nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030, đảm bảo bình đẳng giới.
- Đến năm 2025, 50% và đến năm 2030, 80% hộ miền núi, dân tộc thiểu số tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.
- Thu nhập bình quân của người dân dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng gấp 2 lần so với 2020.
- Đến năm 2030, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước.
- Đến năm 2050, xây dựng đất nước Việt Nam an toàn, thịnh vượng, và phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng.
Câu hỏi:
@205805406135@@205805407717@
III. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA SẢN XUẤT LAM NGHIỆP
1. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trường dài
- Cây rừng có chu kì sống dài, thời gian trồng kéo dài hàng chục năm.
- Sản xuất lâm nghiệp cần chú ý đến việc lựa chọn cây rừng phù hợp với thời gian giao rừng, cho thuê rừng.
- Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rừng.
- Trồng xen canh cây trồng ngắn ngày dưới tán rừng.
→ Để tạo thu nhập thường xuyên và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Chọn lọc giống cây, duy trì chất lượng giống hiện có, nhập giống tốt, tạo ra giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt.
Câu hỏi:
@205805408505@
2. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất
- Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu ở các khu vực rộng lớn, điều kiện giao thông khó khăn, thiếu cơ sở vật chất.
- Cần thực hiện giao đất, giao rừng theo quy định của pháp luật và xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp.
- Tiến hành điều tra và giám sát diễn biến môi trường, nguồn tài nguyên rừng.
3. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù
- Bao gồm các hoạt động quản lí, trồng rừng, bảo vệ, phát triển, chế biến lâm sản.
- Các sản phẩm của ngành lâm nghiệp rất đa dạng: gỗ, lâm sản ngoài gỗ, động vật rừng, thực vật rừng,...
- Đảm bảo sự bền vững và cân bằng sinh thái.
4. Sản xuất làm nghiệp mang tính thời vụ cao
- Đặc điểm:
+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra theo mùa và theo chu kì sản xuất.
+ Các hoạt động tập trung vào những tháng mùa mưa hoặc mùa khai thác lâm sản ngoài gỗ.
- Trong chu kì sản xuất:
+ Các hoạt động tập trung vào việc trồng, chăm sóc, khai thác gỗ và lâm sản.
+ Cần lựa chọn cây trồng phù hợp và phát triển ngành nghề lâm nghiệp hỗ trợ thêm việc làm cho người lao động.
Câu hỏi:
@205805409848@@205805410256@
IV. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LÂM NGHIỆP
- Sức khỏe và trách nhiệm: Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó.
- Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết về phát triển cây rừng, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng.
- An toàn lao động: Tuân thủ quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
- Sở thích: Yêu thích công việc ngoài trời, nghiên cứu động thực vật.
Câu hỏi:
@205805411361@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây