Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 4. Phong trào Văn hóa Phục hưng SVIP
I. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ XIII ĐẾN THẾ KỈ XVI
1. Kinh tế
- Từ cuối thế kỉ XIII, kinh tế Tây Âu chuyển biến mạnh mẽ.
- Nhiều công trường thủ công, công ti thương mại và đồn điền được thành lập, mở rộng quy mô sản xuất.
Hình 1. Tranh minh họa công trường thủ công
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện, đặt nền móng cho xã hội mới.
Câu hỏi:
@205842510663@
2. Xã hội
- Giai cấp tư sản hình thành, nắm giữ thế lực kinh tế nhưng chưa có vị trí xã hội xứng đáng. Giai cấp này phản đối những điều lệ lạc hậu, mong muốn xây dựng một nền văn hóa đề cao con người, tự do cá nhân, khoa học - kĩ thuật.
- Giai cấp vô sản ra đời, lao động cực nhọc, đời sống khó khăn, mâu thuẫn quyền lợi với giai cấp tư sản.
Câu hỏi:
@205842512632@
II. PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG
1. Hoàn cảnh ra đời
- Thế kỉ XIV, phong trào Phục hưng khởi nguồn ở I-ta-li-a rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn Tây Âu. => Hình thành một trào lưu văn hóa lớn.
2. Thành tựu tiêu biểu
a. Văn học:
- Phát triển đến đỉnh cao với các nhân vật cùng các tác phẩm nổi tiếng:
+ M. Xéc-van-tét (Tây Ban Nha) nổi tiếng với tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.
Hình 2. Chân dung M. Xéc-van-tét
+ W. Sếch-xpia (Anh) - đại văn hào, nhà viết kịch với các vở: Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Hăm-lét,...
Hình 3. Chân dung W. Sếch-xpia
Câu hỏi:
@205842513966@
b. Nghệ thuật:
- Họa sĩ tài ba Lê-ô-na-đơ Vanh-xi (I-ta-li-a) với tác phẩm tiêu biểu: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ.
Hình 4. Bức tranh Bữa tiệc cuối cùng
- Danh họa, nhà điêu khắc, kiến trúc sư Mi-ken-lăng-giơ (I-ta-li-a) với kiệt tác: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng,...
Hình 5. Bức tranh tường Sự phán xét cuối cùng
c. Thiên văn học:
- Nhà thiên văn học Cô-péc-ních (Ba Lan) - chứng minh Trái Đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời, bác bỏ quan điểm sai lầm của Giáo hội.
Hình 6. Nhà thiên văn học Cô-péc-ních
- Nhà khoa học G. Gali-lê (I-ta-li-a) kiên định bảo vệ quan điểm Trái Đất quay.
G. Ga-li-lê là nhà khoa học I-ta-li-a kiên quyết bảo vệ thuyết Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Dù bị Giáo hội kết án và giam lỏng khi tuổi đã cao, ông vẫn khẳng định sự thật khoa học. Câu nói nổi tiếng của ông: “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay.”
Câu hỏi:
@205842514732@
3. Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu
- Lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo, phê phán trật tự phong kiến lỗi thời.
- Đề cao con người, tinh thần dân tộc, quyền tự do cá nhân, làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại.
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản về tư tưởng, văn hóa. => Mở đường cho sự phát triển rực rỡ của văn hóa Tây Âu sau này.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây