Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 15. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 - 1226) (P2) SVIP
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077)
1. Chủ động tiến công để phòng vệ
a. Bối cảnh lịch sử:
- Vào giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) âm mưu xâm lược nước ta.
- Triều đình nhà Lý quyết định cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy để lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Hình 1. Tượng Lý Thường Kiệt
Câu hỏi:
@205800143778@
b. Diễn biến chính:
- Quân ta chủ động ngăn chặn kế hoạch liên minh của Tống với Chăm-pa, làm thất bại ý đồ tấn công phối hợp hai mặt trận của địch.
- Tháng 10 - 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân chia làm hai mũi tấn công vào đất Tống theo tinh thần “tiến công trước để tự vệ”.
- Quân ta hạ được thành Ung Châu sau 42 ngày chiến đấu, tiến hành tiêu hủy toàn bộ kho lương thực của địch.
Câu hỏi:
@205800163137@
- Hoàn thành mục tiêu, Lý Thường Kiệt cho quân nhanh chóng rút về nước để chuẩn bị phòng thủ, sẵn sàng đối phó đợt phản công của địch.
Hình 2. Vị trí Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh) tại Quảng Tây
2. Phòng ngự tích cực và chuyển sang phản công: Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
a. Công tác chuẩn bị kháng chiến:
- Lý Thường Kiệt đã chủ động tổ chức phòng thủ với các biện pháp cụ thể:
+ Huy động lực lượng người dân tộc thiểu số gần biên giới đánh chặn, làm tiêu hao sinh lực địch ngay khi chúng mới tràn sang.
+ Bố trí thủy binh ở vùng ven biển Đông Bắc để ngăn cản thủy quân của nhà Tống và phá vỡ kế hoạch phối hợp bộ - thủy của địch.
+ Xây dựng phòng tuyến vững chắc ở bờ nam sông Như Nguyệt (một đoạn của sông Cầu), đồng thời bố trí quân trấn giữ tại đây để ngăn chặn bước tiến của địch.
Hình 3. Sông Như Nguyệt ngày nay
Câu hỏi:
@205800151860@
b. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:
- Năm 1077, quân Tống tiến hành xâm lược Đại Việt, chia làm hai hướng:
+ Quân bộ do Quách Quỳ chỉ huy, tiến theo đường biên giới phía Đông Bắc.
+ Quân thủy do Hòa Mâu chỉ huy, theo đường biển phía Đông Bắc.
- Tuy nhiên, cả hai cánh quân đều bị quân ta chặn đánh quyết liệt:
+ Quân bộ bị giữ chân tại bờ bắc sông Như Nguyệt, không thể vượt sông.
+ Quân thủy bị đánh chặn liên tiếp, không thể phối hợp với quân bộ.
Câu hỏi:
@205800155665@
- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt chủ động mở cuộc phản công lớn, đánh vào lúc địch suy yếu.
- Lý Thường Kiệt chủ động đề nghị giảng hòa, quân Tống chấp nhận và rút quân về nước.
=> Kết thúc cuộc chiến trong thế thắng lợi.
Hình 4. Lược đồ Trận Như Nguyệt - 1077
3. Kết quả và ý nghĩa
- Cuộc kháng chiến đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Thể hiện rõ sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Đại Việt.
Hình 5. Bên trong đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt
Câu hỏi:
@205800164398@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây