Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 17. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (P2) SVIP
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN NĂM 1287 - 1288
1. Hoàn cảnh
- Tức giận sau hai lần thất bại, vua Nguyên cho Thoát Hoan chỉ huy hơn 50 vạn quân, chia làm hai hướng thủy - bộ tiếp tục mở cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba.
- Nhà Trần sớm nhận diện rõ âm mưu của địch nên tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Câu hỏi:
@205820992543@
2. Diễn biến chính
- Cuối năm 1287: Quân Nguyên bắt đầu xâm lược nước ta. => Quân ta chủ động chặn đánh giặc trên đường tiến công về Thăng Long.
- Trần Khánh Dư chỉ huy một đạo quân phục kích và đánh tan đoàn thuyền chở lương thực tiếp tế cho giặc tại Vân Đồn – Cửa Lục (Quảng Ninh). => Làm giặc rơi vào cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng.
Hình 1. Địa điểm được giả thuyết là "sông Mang" giữa hai đảo Cái Bàn và Vân Hải nơi xảy ra cuộc tập kích của quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư và anh em họ Phạm người Quan Lạn vào đoàn thuyền của Trương Văn Hổ
Câu hỏi:
@205820999529@
- Đầu năm 1288: Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, do nhà Trần chủ động thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. => Giặc chiếm được một đô thành trống rỗng, không còn lương thực, dân cư hay nguồn lực.
Hình 2. Tranh minh họa cảnh "vườn không nhà trống"
- Bị thiếu lương thực, tinh thần sa sút, Thoát Hoan quyết định rút lui về nước. Giặc chia làm hai đường: thủy và bộ, rút về qua Vạn Kiếp.
- Đầu tháng 4 - 1288: Quân Trần tổ chức trận phản công quyết định tại cửa sông Bạch Đằng:
+ Trần Quốc Tuấn bố trí trận địa mai phục tại sông Bạch Đằng.
+ Lợi dụng lúc thủy triều rút, quân Nguyên lọt vào bãi cọc, quân ra dẫn thuyền tấn công, giặc bị đánh tan tác.
+ Thuyền địch bị mắc vào cọc, vỡ nát hoặc mắc kẹt, quân ta thực hiện kế hỏa công.
+ Tướng giặc Ô Mã Nhi bị bắt sống, quân Nguyên thiệt hại nặng nề.
Hình 3. Những cọc nhọn được cho là đã được quân Đại Việt dùng để tiêu diệt thủy quân Nguyên. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
- Cánh quân bộ cũng bị phục kích, đánh tan hoàn toàn trên đường rút lui.
Hình 4. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3 của nhà Trần
Câu hỏi:
@205821004604@
3. Kết quả
- Trận Bạch Đằng đại thắng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến năm 1287 - 1288.
- Quân Nguyên hoàn toàn thất bại, Đại Việt giữ vững nền độc lập dân tộc.
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG - NGUYÊN
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí quyết thắng của toàn dân tộc.
- Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động và sáng tạo của triều đình nhà Trần.
- Vận dụng kế sách linh hoạt: Rút lui chiến lược, “vườn không nhà trống”, tiêu diệt địch bằng đánh tập kích - phục kích.
- Tài năng chỉ huy quân sự xuất sắc của nhiều tướng lĩnh như: Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,…
Hình 5. Khu Đền Kiếp Bạc, Thị xã Chí Linh, Hải Dương - Nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Thành phố Chí Linh)
Câu hỏi:
@205821006827@
2. Ý nghĩa lịch sử
a. Đối với dân tộc Việt Nam:
- Dập tắt hoàn toàn tham vọng xâm lược của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
- Khẳng định quyết tâm và bản lĩnh dân tộc trong bảo vệ chủ quyền.
- Góp phần làm phong phú truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Để lại nhiều bài học quý giá: Chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân.
b. Đối với thế giới:
- Góp phần làm suy yếu đế chế Mông - Nguyên, ngăn chặn bước tiến quân sự của quân Nguyên với Đông Nam Á và Nhật Bản.
- Là một trong những thắng lợi tiêu biểu của một quốc gia nhỏ chống lại đế quốc hùng mạnh, có giá trị trong lịch sử quân sự thế giới.
Hình 5. Tranh minh họa hào khí của quân dân nhà Trần
Câu hỏi:
@205821049582@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây