Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400) (P2) SVIP
IV. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
- Xã hội xuất hiện sự phân hóa rõ rệt giữa các tầng lớp.
- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại):
+ Nắm giữ nhiều đặc quyền.
+ Chiếm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền.
+ Là chủ sở hữu của thái ấp, điền trang rộng lớn.
Hình 1. Tầng lớp quý tộc
Câu hỏi:
@205814503358@
- Nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân):
+ Cày cấy trên ruộng đất công làng xã.
+ Bị ảnh hưởng bởi chế độ tư hữu đất đai, nhiều người phải đi làm thuê, làm tá điền cho địa chủ.
Hình 2. Tầng lớp nông dân cày cấy trên ruộng đất công làng xã
Câu hỏi:
@205814504203@
- Tầng lớp thợ thủ công và thương nhân: Phát triển mạnh do kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp mở rộng.
- Tầng lớp nông nô:
+ Sống phụ thuộc, chuyên làm việc trong các điền trang.
+ Phục dịch cho các gia đình quý tộc hoặc địa chủ.
V. TÌNH HÌNH VĂN HÓA
1. Tư tưởng - tôn giáo
- Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều được coi trọng dưới thời Trần.
- Nho giáo ngày càng giữ vai trò quan trọng:
+ Được nâng cao vị thế trong triều đình.
+ Nhiều nhà nho nổi tiếng được bổ nhiệm làm quan như: Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh.
- Phật giáo tiếp tục được vua, quý tộc và nhân dân sùng bái:
+ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời do Trần Nhân Tông sáng lập - tiêu biểu cho Phật giáo kết hợp với tư tưởng yêu nước.
Hình 3. Bản in của sách lý luận triết lý Phật Pháp viết vào năm 1260
Vào tháng 8 - 1299, Trần Nhân Tông dời đến núi Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành theo khổ hạnh và lập ra Thiền phái Trúc Lâm, lấy hiệu Hương Vân Đại Đầu Đà. Người đương thời tôn kính gọi Ngài là Phật Hoàng hoặc Điều Ngự Giác Hoàng (Ông vua giác ngộ đạo Phật).
Câu hỏi:
@205815322903@
2. Giáo dục
- Quốc Tử Giám được mở rộng, trở thành nơi đào tạo con em hoàng tộc và quý tộc cấp cao.
- Các trường học công và tư xuất hiện ở nhiều địa phương, nổi bật như: Trường Huỳnh Cung (Hoàng Mai, Hà Nội) của Chu Văn An.
- Khoa cử Nho học được tổ chức thường xuyên, quy củ hơn các thời kì trước.
Hình 4. Tượng thờ Chu Văn An
Câu hỏi:
@205815329702@
3. Khoa học - Kĩ thuật
a. Sử học:
- Bộ sử đầu tiên của nước ta ra đời: Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu biên soạn.
- Các bộ sử khác: Việt sử lược, Việt sử cương mục, Việt Nam thế chí (của Hồ Tông Thốc).
Hình 5. Mộc bản gốc bộ Đại Việt sử ký toàn thư hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thành phố Đà Lạt
b. Quân sự:
- Các tác phẩm tiêu biểu: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư do Trần Quốc Tuấn soạn thảo.
c. Y học:
- Danh y Tuệ Tĩnh nổi tiếng với việc nghiên cứu, viết sách về thuốc Nam và phương pháp chữa bệnh dân tộc.
Hình 6. Chân dung Đại y thiền sư Tuệ Tĩnh và tác phẩm Nam dược thần hiệu
d. Văn học, nghệ thuật:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh.
+ Chữ Hán dùng để sáng tác thơ, phú, hịch, truyền kì,… phản ánh tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, ca ngợi cảnh thái bình.
+ Văn học chữ Nôm phản ánh cuộc sống đời thường, một số tác giả nổi tiếng: Nguyễn Thuyên (Hàn Thuyên), Trần Nhân Tông, Chu Văn An,…
Hình 7. Tượng thờ Chu Văn An tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: Kinh đô Thăng Long (Hà Nội), thành Tây Đô (Thanh Hoá), lăng mộ vua Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), tháp Phổ Minh (Nam Định),…
Hình 8. Kinh thành Thăng Long
- Nghệ thuật biểu diễn:
+ Đa dạng các loại hình như: Chèo, tuồng, hát xẩm, múa rối,…
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây