Bài học cùng chủ đề
- Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009)
- Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009 - 1226)
- Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)
- Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
- Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407)
- Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
- Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
- Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Lý thuyết Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) (P2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 14. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009) (P2) SVIP
I. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
1. Chính quyền thời Đinh
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
Hình 1. Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế ở thành phố Hoa Lư
Câu hỏi:
@205824263506@
a. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Trung ương:
+ Hoàng đế đứng đầu, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ, cao tăng.
+ Các hoàng tử được phong vương, tướng lĩnh nắm giữ chức vụ quan trọng.
- Địa phương: Chia thành đạo (châu) → giáp → xã.
Câu hỏi:
@205824285768@
b. Kinh tế: Cho đúc tiền lưu hành trong nước.
Hình 2. Đồng tiền Thái Bình hưng bảo, tiền đầu tiên ở Việt Nam
c. Luật pháp: Thi hành luật pháp nghiêm khắc để răn đe tội phạm.
d. Quân đội:
- Gồm 10 đạo quân.
- Nhiệm vụ vừa giữ gìn an ninh, vừa sẵn sàng chiến đấu.
e. Ngoại giao: Cử sứ giả sang giao hảo với nhà Tống.
Câu hỏi:
@205824286234@
2. Kháng chiến chống Tống (năm 981)
a. Hoàn cảnh:
- Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Đinh Toàn còn nhỏ, Lê Hoàn làm phụ chính.
- Nhà Tống lợi dụng tình hình rối ren, âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.
- Triều đình tôn xưng Lê Hoàn lên làm vua, tổ chức kháng chiến.
Hình 3. Tranh vẽ trong đền thờ Lê Đại Hành
Câu hỏi:
@205824265942@
b. Diễn biến:
- Đầu năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống tấn công Đại Cồ Việt theo hai đường thủy - bộ.
- Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy chiến đấu, tổ chức đánh trả quyết liệt.
- Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra (Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Đại La,...). => Hầu Nhân Bảo bị giết, quân Tống thất bại nặng nề và phải rút lui về nước .
Hình 4. Lê Hoàn đại phá quân Tống năm 981
c. Ý nghĩa:
- Giữ vững nền độc lập dân tộc.
- Thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
- Khẳng định sự trưởng thành và vững mạnh của nhà nước Đại Cồ Việt.
Câu hỏi:
@205824268732@
3. Chính quyền thời Tiền Lê
- Năm 980, Lê Hoàn thành lập nhà Tiền Lê, đặt lại niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục sự nghiệp xây dựng quốc gia độc lập.
a. Tổ chức bộ máy:
- Trung ương:
+ Vua đứng đầu và nắm giữ toàn bộ quyền hành. Có Thái sư và Đại sư giúp vua bàn việc nước.
+ Phía dưới vua có quan văn - võ, con vua được phong vương, trấn giữ vùng quan trọng.
- Địa phương:
+ Chia thành 10 đạo.
+ Năm 1002 đổi thành lộ → phủ → châu → giáp → xã.
Hình 5. Tranh minh họa bộ máy nhà nước thời Tiền Lê
Câu hỏi:
@205824282439@
b. Quân đội:
- Gồm hai bộ phận:
+ Cấm quân: Bảo vệ vua và kinh thành.
+ Quân địa phương: Đóng quân ở các vùng.
c. Pháp luật và ngoại giao:
- Năm 1002, ban hành luật lệnh để quản lý xã hội.
- Củng cố quan hệ ngoại giao với nhà Tống.
Hình 6. Tranh minh họa hoạt động bang giao
II. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
1. Xã hội
a. Giai cấp thống trị: Gồm vua, quan lại.
b. Giai cấp bị trị:
- Chủ yếu là nông dân, làm ruộng đất công làng xã.
- Ngoài ra còn có thợ thủ công, thương nhân, và nô tì (số lượng ít, địa vị thấp).
Hình 7. Tranh minh họa xã hội thời Đinh - Tiền Lê
Câu hỏi:
@205824275754@
2. Đời sống văn hóa
a. Giáo dục: Chưa được phát triển.
b. Tư tưởng, tôn giáo:
- Nho giáo mới du nhập, có ảnh hưởng chưa sâu sắc.
- Phật giáo phát triển mạnh, được triều đình và nhân dân trọng vọng, nhiều chùa chiền được xây dựng, nhà sư giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
- Văn hóa dân gian: Được duy trì và phát triển (ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu võ, đấu vật,...).
Hình 8. Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ thời Đinh
Câu hỏi:
@205824267969@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây