Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 11. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI SVIP
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
1. Sự hình thành
a. Từ nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII:
- Nhiều vương quốc phong kiến tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở các vương quốc có từ trước:
+ Mi-an-ma: Vương quốc Pa-gan mạnh lên, thống nhất đất nước.
+ Thái Lan: Có vương quốc Ha-ri-pun-giay-a trên lưu vực sông Chao Phray-a.
Hình 1. Chùa Oát Pha Thát Ha-ri-phon-chai - Di tích còn lại của vương quốc Ha-ri-pun-giay-a
Câu hỏi:
@205835353471@
+ Cam-pu-chia: Trở nên cường thịnh trên bán đảo Đông Dương, bên cạnh Đại Việt và Chăm-pa.
+ In-đô-nê-xi-a: Quốc gia Sri Vi-giay-a trên đảo Xu-ma-tra phát triển mạnh mẽ.
Hình 2. Bản đồ mô tả vùng ảnh hưởng rộng lớn của Sri Vi-giay-a
b. Từ thế kỉ XIII:
- Sự xâm lược của quân Mông - Nguyên làm gia tăng nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ.
=> Sự thống nhất và ra đời một số vương quốc phong kiến mới. từ đó hình thành các quốc gia phong kiến lớn mạnh hơn.
Câu hỏi:
@205835364861@
+ Thái Lan: A-yút-thay-a chinh phục Su-khô-thay, lập quốc gia thống nhất - tiền thân của Thái Lan.
+ Lào: Vương quốc Lan Xang ra đời - tiền thân của nước Lào.
+ In-đô-nê-xi-a: Dưới triều Mô-gô-pa-hít, nhiều tiểu quốc hợp nhất.
+ Ma-lai-xi-a: Vương quốc Ma-lắc-ca ra đời và phát triển ngày càng hùng mạnh.
Hình 3. Bản đồ Đông Nam Á giai đoạn đầu thế kỈ XIV
2. Sự phát triển
a. Chính trị:
- Bộ máy nhà nước dần hoàn thiện.
- Quyền lực nhà vua được tăng cường.
- Luật pháp được ban hành, áp dụng rộng rãi: Bộ luật Si-va-sa-xa-na (In-đô-nê-xi-a), Hình thư (Đại Việt),...
Bộ luật Si-va-sa-xa-na là một bộ luật cổ của vương quốc Mô-giô-pa-hít (In-đô-nê-xi-a), được ban hành vào khoảng thế kỉ XIV. Bộ luật này phản ánh sự kết hợp giữa luật tục bản địa và tư tưởng Ấn Độ giáo, đặc biệt là luật pháp của thần Si-va.
Câu hỏi:
@205835371347@
b. Kinh tế:
- Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.
- Thương mại đường biển mở rộng, nhiều cảng thị xuất hiện.
=> Kinh tế của các vương quốc phát triển tương đối thịnh đạt.
Hình 4. Bản đồ cổ thể hiện các tuyến hàng hải ở Đông Nam Á
II. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU
1. Tín ngưỡng - Tôn giáo
a. Phật giáo:
- Từ thế kỉ XIII, Phật giáo tiểu thừa phát triển mạnh ở Lan Xang, Cam-pu-chia,…
- Chùa được xây dựng ngày càng nhiều, trở thành các các trung tâm văn hoá.
Hifh 5. Tượng Phật bằng đồng thời Lan Xang (thế kỉ XIV - XV)
Câu hỏi:
@205837212854@
b. Hồi giáo:
- Du nhập mạnh mẽ vào thế kỉ XII - XIII thông qua các thương nhân Ấn Độ và Ả Rập.
- Hồi giáo trở thành quốc giáo ở nhiều tiểu quốc Hồi giáo tại Đông Nam Á.
Hình 6. Bản đồ lan truyền Hồi giáo trong khu vực vào thế kỉ XIII - XIV
Câu hỏi:
@205837215915@
2. Chữ viết - Văn học
a. Chữ viết:
- Chữ Thái ra đời, dựa trên cơ sở của chữ Phạn (thế kỉ XIII).
Hình 7. Chữ Thái được khắc trên bia đá thời sơ khai
- Chữ Lào ra đời (thế kỉ XIV).
- Người viết sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở cải tiến chữ Hán.
Hình 8. Chữ Nôm khắc tay
Câu hỏi:
@205837227847@
b. Văn học:
- Văn học dân gian: Phong phú về thể loại, mang đậm bản sắc dân tộc.
- Văn học viết: Phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
+ Sách của các ông vua, trường ca Ne-ga-rắc Re-ta-ga-ma (In-đô-nê-xi-a).
+ Truyện sử Mã Lai (Ma-lai-xi-a).
Hình 9. Truyện sử Mã Lai (Tranh minh hoạ)
Câu hỏi:
@205837225681@
3. Kiến trúc - Điêu khắc
a. Kiến trúc:
- Nhiều công trình (đền, chùa, tháp...) gắn với đời sống tôn giáo: Chùa Vàng, đền Ăng-co,...
=> Trở thành các di tích lịch sử và văn hoá.
Hình 10. Tháp trung tâm trong khu di tích đền Ăng-co
Đền Ăng-co là quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng vào đầu thế kỉ XII dưới thời Vương triều Ăng-co ở Cam-pu-chia. Đây là biểu tượng rực rỡ của nền văn hóa Khơ-me cổ đại, nổi bật với kỹ thuật xây dựng đá tinh xảo và nghệ thuật điêu khắc phong phú.
Câu hỏi:
@205837219931@
b. Điêu khắc:
- Phát triển kĩ thuật điêu khắc Tượng thần, Phật, phù điêu,...
=> Phản ánh ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, đồng thời mang bản sắc riêng Đông Nam Á.
Hình 11. Phù điêu vũ nữ trên tường ở đền Ăng-co
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây