Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 8. Vương triều Gúp-ta SVIP
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí
- Ấn Độ nằm trên một bán đảo lớn ở Nam Á.
- Ba mặt giáp biển.
- Phía Bắc có dãy Hi-ma-lay-a ngăn cách với các khu vực khác.
Hình 1. Bản đồ Ấn Độ
Câu hỏi:
@205834557766@
2. Địa hình
- Đồng bằng Ấn - Hằng màu mỡ ở phía Bắc.
- Cao nguyên Đê-can với diện tích rộng lớn ở Tây Nam.
Hình 2. Bản đồ cao nguyên Đê-can
3. Khí hậu
- Phong phú và đa dạng. => Điều kiện tự nhiên thuận lợi thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và kinh tế thời phong kiến.
Câu hỏi:
@205834556362@
II. TÌNH HÌNH CÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA ẤN ĐỘ THỜI GÚP-TA
1. Chính trị
- Hoàng đến A-sô-ca băng hà năm 232 TCN. => Ấn Độ rơi vào tình cảnh phân liệt.
- Năm 320, Ấn độ được thống nhất dưới thời Gúp-ta.
- Vương quốc Gúp-ta sụp đổ vào năm 535 do bị những người Hung Nô và các tộc người ở Trung Á xâm lược.
Câu hỏi:
@205834543528@
2. Kinh tế
- Nông nghiệp: Sử dụng công cụ sắt, xây nhiều công trình thủy lợi.
- Thủ công nghiệp: Nghề luyên lim phát triển (luyện sắt, chế tác đồ trang sức đạt kĩ thuật cao).
- Thương mại phát triển: Quan hệ buôn bán với Ả Rập và Đông Nam Á.
Hình 3. Bản đồ thương mại Ấn Độ cổ - thể hiện các tuyến giao thương quan trọng trải dài trên đất nước Gúp-ta, nối kết nội địa với Trung Á, Ả Rập và Đông Nam Á
“Thời Gúp-ta, thương mại trong nước và quốc tế phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ thiết lập các tuyến buôn bán đường bộ và đường biển với Trung Á, Ả Rập, Đông Nam Á. Các mặt hàng như tơ lụa, gia vị, ngà voi và đá quý được trao đổi rộng rãi.”
Ngồn: Lịch sử thế giới cổ trung đại
Câu hỏi:
@205834538204@
3. Xã hội
- Duy trì chế độ đẳng cấp, phản ánh vị trí xã hội và nghề nghiệp của từng người.
- Đời sống người dân ổn định hơn trước.
=> Thời kì thịnh đạt của Ấn Độ.
III. MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU
1. Tôn giáo
- Tôn giáo chính là Hin-đu giáo.
- Phật giáo được chú trọng: Xuất hiện trường đại học Phật giáo Na-lan-đa.
2. Văn học
- Văn học sử dụng chữ Phạn đã phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu nổi bật:
+ Tiêu biểu nhất là nhà thơ Ka-li-đa-sa, tác giả nổi tiếng với vở kịch Sơ-kun-tơ-la.
Hình 4. Chân dung nhà thơ Ka-li-da-sa
Câu hỏi:
@205834550764@
+ Tác phẩm Sơ-kun-tơ-la kể câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn giữa nàng Sơ-kun-tơ-la và vua Đu-sơn-ta. Theo truyền thuyết, Bha-ra-ta (vị thủy tổ của người Ấn) - chính là người được dùng để đặt tên cho đất nước Ấn Độ, gọi theo tiếng Hin-đi là Bha-ra-ta.
3. Khoa học
a. Thiên văn học:
- Người Ấn cổ đã quan sát hiện tượng nguyệt thực, nhận ra bóng Trái Đất đổ lên Mặt Trăng có hình dạng tròn. => Họ đưa ra quan điểm Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.
Câu hỏi:
@205834551698@
b. Y học:
- Các danh y dưới thời Gúp-ta thực hiện được các ca phẫu thuật, khử trùng vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Tạo ra phương pháp tiêm vắc-xin nhằm chủ động gây bệnh nhẹ, từ đó giúp con người tránh được các dạng bệnh nặng.
Câu hỏi:
@205834552503@
4. Kiến trúc, điêu khắc
- Hình thành phong cách nghệ thuật đặc trưng: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta.
- Nhiều công trình tôn giáo lớn ra đời trong giai đoạn này như: Chùa hang A-gian-ta và bảo tháp San-chi.
Hình 5. Bên trong chùa hang A-gian-ta
- Bên cạnh đó, còn có các công trình kiến trúc nổi bật như: Tháp En-lô-ra và Đa-sa-va-ta-ra.
Hình 6. Tháp Đa-sa-va-ta-ra
Câu hỏi:
@205834554985@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây