Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu SVIP
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
1. Bối cảnh
- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã suy yếu và rơi vào khủng hoảng:
+ Đấu tranh của nô lệ làm suy yếu sản xuất. => Xã hội mâu thuẫn, mất ổn định.
Câu hỏi:
@205846996266@
- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc Giéc-man từ phương Bắc tiến hành xâm chiếm lãnh thổ La Mã. => Năm 476, đế quốc La Mã sụp đổ.
Hình 1. Bản đồ mô tả toàn cảnh Đế quốc La Mã đầu thế kỉ V với các hướng di chuyển của các bộ tộc Giéc-man đang xâm nhập vào lãnh thổ La Mã
Câu hỏi:
@205846997891@
2. Quá trình hình thành xã hội phong kiến
- Người Giéc-man sau khi xâm chiếm La Mã đã:
+ Tiếp quản bộ máy nhà nước La Mã.
+ Lập nên các vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,...
+ Vương quốc Phơ-răng được mở rộng lãnh thổ qua chiến tranh của Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ. => Trở thành đế quốc rộng lớn, giữ vai trò trung tâm Tây Âu.
Hình 2. Bản đồ thể hiện sự mở rộng mạnh mẽ của vương quốc Phơ-răng
- Quá trình phong kiến hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc Phơ-răng làm xuất hiện các giai cấp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến:
- Bao gồm quý tộc người Giéc-man, quý tộc La Mã quy thuận.
- Sở hữu nhiều ruộng đất, là giai cấp thống trị.
+ Nông nô:
- Bao gồm nô lệ và nông dân tự do.
- Nhận ruộng để cày cấy và phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Câu hỏi:
@205846998990@
- Vương quốc Phơ-răng bị chia cắt thành ba vương quốc sua khi vua Sác-lơ-ma-nhơ mất.
II. LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
1. Khái niệm
- Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớp gồm đất khẩu phần và đất của lãnh chúa:
+ Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai quản.
+ Lãnh chúa giáo đất khẩu phần cho nông nô trồng cấy và thu thuế.
+ Mỗi lãnh địa có hệ thống quân đội, luật pháp, chế độ thuế riêng.
=> Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của Tây Âu giai đoạn này.
Câu hỏi:
@205847004257@
2. Kinh tế
- Tự cấp tự túc, nông nghiệp là chủ yếu.
- Một số hàng hóa (sắt, muối, lụa, hương liệu) phải mua từ ngoài.
Hình 3. Cuộc sống nông thôn trong lãnh địa phong kiến
Câu hỏi:
@205847005257@
3. Xã hội
- Lãnh chúa bóc lột nông nô.
- Nông nô sản xuất, nộp tô, thuế nhiều loại (cưới xin, ma chay,...).
III. SỰ XUẤT HIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI
1. Nguyên nhân
- Từ cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển, hàng hoá sản xuất nhiều. => Nhu cầu trao đổi hàng hoá tăng mạnh.
- Một bộ phận thợ thủ công bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc chuộc thân, trở thành người tự do. Họ tập trung ở nơi đông người, lập xưởng sản xuất, buôn bán. => Thị trấn ra đời, phát triển thành thành phố (thành thị trung đại).
- Một số thành thị do lãnh chúa lập hoặc phục hồi từ thành cổ. Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
Hình 6. Bản đồ minh họa 1 thành thị thời trung đại ở Tây Âu
Câu hỏi:
@205847019943@
2. Vai trò
- Phá vỡ kinh tế tự nhiên của lãnh địa. => Thúc đẩy kinh tế hàng hóa.
- Góp phần lật đổ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành phong kiến tập quyền.
- Hình thành tầng lớp thị dân.
- Xây dựng văn hóa mới, nhiều trường đại học ra đời. => Tạo không khí cởi mở, tự do.
IV. SỰ RA ĐỜI CỦA THIÊN CHÚA GIÁO
- Xuất hiện vào đầu Công nguyên ở Giê-ru-sa-lem (Pa-le-xtin ngày nay).
Hình 4. Pa-le-xtin ngày nay
+ Tôn giáo của dân nghèo, chịu nhiều áp bức.
+ Sau trở thành công cụ cai trị ủa giai cấp thống trị.
- Thế kỉ IV, Thiên Chúa Giáo trở thành quốc giáo La Mã.
Hình 5. Hình ảnh Chúa Giê-su
Câu hỏi:
@205847012423@
- Thời phong kiến: Giáo hội có vai trò lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây