Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chữa lỗi sai:
- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ
+ Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu
+ Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.
+ Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy
- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”
+ Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ
Các câu sau đều đúng
c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.
Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí
Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”
b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”
- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”
- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”
- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:
+ Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài văn rất xúc động và sâu sắc này. Bài viết của chị Nguyễn Thị Hậu không chỉ là một bài tả người – tả bố – mà còn là một bản ghi chép chân thật, đầy cảm xúc về tình phụ tử, về nghị lực sống và những hy sinh thầm lặng mà người cha dành cho gia đình.
Bài văn khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào, bởi lối kể chuyện gần gũi nhưng chân thành, giàu hình ảnh và cảm xúc. Tác giả không chỉ miêu tả hình ảnh bên ngoài của bố mà còn đi sâu vào nội tâm, vào những chi tiết rất thật – từ cơn đau bệnh tật, công việc cực nhọc, đến những kỷ niệm nhỏ như chăm sóc giỏ lan, dạy con học mỗi tối… Những chi tiết ấy không chỉ khắc họa một người bố mà còn thể hiện rõ tình cảm sâu sắc, lòng biết ơn và cả nỗi đau mất mát khôn nguôi.
Đặc biệt, bài văn còn chứa đựng một thông điệp mạnh mẽ: **Hãy yêu thương và trân trọng cha mẹ khi còn có thể**. Có lẽ chính điều đó đã khiến người chấm điểm không chỉ nhìn thấy kỹ năng viết mà còn cảm nhận được cả tâm hồn và trái tim của người viết.
Nếu bạn thích bài này và muốn mình giúp bạn viết một bài tương tự (ví dụ: viết về mẹ, ông bà hay một người thân yêu), mình sẵn sàng giúp nhé. Bạn muốn thử không?