Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.
viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "
Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Vậy đoàn kết là gì? Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tang ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lung đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…
Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại làm việc xấu, gây thương hại đến người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.
Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xunh quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.

hững câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.
Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác, quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.
Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.
Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

Tham khảo
Tục ngữ không chỉ cho ta những kinh nghiệm của cuộc sống, cho ta những bài học quý báu mà nó còn tôn vinh đề cao giá trị của con người. Điển hình hơn là câu tục ngữ ” Một mặt người bằng mười mặt của”. với phép so sánh, hình ảnh hoán dụ sinh động, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là giá trị con người là thứ vô cùng quý giá, vượt qua mọi vật chất thông thường, câu tục ngữ còn khéo léo phê phán những kẻ coi trọng vật chất mà quên đi giá trị sâu sắc của con người.Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít người vì bị mờ mắt trước ma lực của đồng tiền mà đánh mất đi phẩm chất quý báu của mình. Đó là điều vô cùng đáng thất vọng. Câu tục ngữ mỗi lần vang lên đều như hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở ta phải bảo vệ, yêu quý và trân trọng con người, không để bảo bối quý giá ấy bị đánh mất.Không chỉ đề cao giá trị con người một cách trực tiếp qua những câu tục ngữ điển hình, tục ngữ vẫn luôn được tôn vinh giá trị con người từ những điều nhỏ nhất, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” là một minh chứng cụ thể có ý kiến trên. Ngoài việc khuyên chúng ta về cách đối nhân xử thế: phải biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nó còn đề cao một phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: luôn yêu thương, đùm bọc đồng loại.Đạo lý tốt đẹp ấy vẫn tồn tại trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi đồng bào miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt, toàn thể nhân dân từ Bắc chí Nam đều một lòng giúp đỡ, gửi những món quà kể cả về vật chất và tinh thân cho đồng bào mình. Đó là đức tính, là phẩm chất rất đáng trân trọng và tự hào của người dân Việt Nam.Ngoài ra còn có rất nhiều câu tục ngữ khác như ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đề cao truyền thống nhớ ơn những thế hệ trước và báo đáp một cách chân thành. Câu ” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tôn vinh giá trị tâm hồn con người, khiến chúng ta như tỉnh ngộ vì suốt bao lâu đã quá quan tâm tới hình thức mà lãng quên phẩm giá của mình.Tóm lại, dù thuộc chủ đề nào, ý nghĩa sâu sắc đến đâu thì tục ngữ vẫn là tấm gương mẫu mực cho mọi người, là ngọn soi sáng giúp ta không đánh mất bản thân. Cuối cùng, ta vẫn phải trân trọng những câu tục ngữ sâu sắc ấy vì chúng là sợi dây chắc chắn nối ta với tâm hồn.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Tục ngữ ngày xưa mang giá trị tôn vinh con người. Thật vậy, tục ngữ mang những giá trị ngợi ca, đề cao và trân trọng con người trong cuộc sống. Đầu tiên, chúng ta có thể thấy tục ngữ xưa đề cao những giá trị của con người hơn là mọi thứ của cải vật chất. "Một mặt người bằng mười mặt của" nhằm đề cao con người hơn mọi loại của cải vật chất tầm thường hay "Người sống, đống vàng" nhằm ngợi ca con người quý báu hơn mọi loại vàng bạc châu báu. Thứ hai, các câu tục ngữ Việt Nam cũng nhằm khuyên răn những truyền thống tốt đẹp của con người. Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" hay "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đều khuyên thế hệ sau phải sống ân nghĩa thủy chung biết ơn những điều tốt đẹp mà người đi trước mang lại. Hoặc như "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng" khuyên con người phải biết những ứng xử cơ bản trong cuộc sống hoặc "Có chí thì nên" nhằm khuyên con người phải có chí. Tóm lại, tục ngữ thường mang tính chất dễ nhớ, dễ thuộc nhằm đề cao giá trị con người và nêu lên những bài học xoay quanh chủ thể là con người.

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.

Gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Nó giúp chúng ta trong việc cải thiện nhân cách của chúng tôi. Nó cũng giúp chúng ta trong việc định hình cuộc sống của chúng tôi. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống. Gia đình là nơi bạn có thể là chính mình. Đó là một nơi mà bạn được chấp nhận cho những gì bạn đang có. Đây là nơi bạn hoàn toàn căng thẳng miễn phí và tất cả mọi người ở đó để giúp bạn. Gia đình khuyến khích bạn khi bạn được bao quanh bởi các vấn đề. Nó giúp bạn sống sót qua thời điểm khó khăn và mang lại niềm vui và hạnh phúc vào cuộc sống.Hôm nay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của gia đình. Họ thích dành phần lớn thời gian của họ với bạn bè của họ. Nhưng khi chúng được bao quanh bởi các vấn đề, đó là gia đình của họ đã giúp họ thoát khỏi vấn đề. Vào thời điểm đó, khi ngay cả người bạn tốt nhất của chúng tôi từ chối giúp chúng ta, đó là gia đình của chúng tôi rằng đã đến giúp đỡ chúng tôi. Vì vậy, nó là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để cung cấp cho trọng gia đình của họ trên bất cứ điều gì khác và thích dành thời gian với các thành viên trong gia đình.
Bài mik chép mạng nha :
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên dưới như một. Cũng nhờ sự đoàn kết ấy đã làm cho đất nước ta phát triển cường thịnh để có thể sánh với các nước năm châu hùng mạnh. Để nhắc nhở con cháu đời sau, ông cha ta đã lưu truyền câu "Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn" . Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.Tinh thần đoàn kết không chỉ có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong quá khứ mà còn nguyên những giá trị tới hiện tại và tương lai. Tinh thần đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Hiện nay, phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, sự phát triển của xã hội không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào, mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh đến nguồn lực con nguời, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Với sự ra đời của triết học Mác, vấn đề con người đã được nhìn nhận, đánh giá và lý giải một cách sâu sắc, khoa học và toàn diện. Đặc biệt, triết học Mác đã có những
phân tích hết sức đúng đắn và khoa học về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội. Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người trong tiến trình phát triển lịch sử thể hiện tập trung trên một số điểm cơ bản sau:
Trước hết, bằng hoạt động cải biến tự nhiên theo nhu cầu mục đích của mình, đối tượng hoá lực lượng bản chất của mình thông qua thực tiễn, con người đã tự khẳng định và thể hiện vai trò động lực đối với sự phát triển của xã hội. Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuyển quan trọng của mình, “tách” khỏi thế giới động vật để trở thành con người theo đúng nghĩa của từ này, mà còn "tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực”(1)như C.Mác đã khẳng định. V.I. Lênin cũng chỉ rõ rằng, con người là nhân tố quyết định, làm biến đổi thế giới bằng chính những hành động thực tiễn của mình. Trên cơ sở thực tiễn, nhận thức của con người về hiện thực khách quan ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, tiếp cận gần hơn bản chất của khách thể bằng cách sáng tạo hệ thống những khái niệm, phạm trù và sử dụng chúng như những phương tiện nhận thức thế giới. Quá trình vươn lên không ngừng trong nhận thức, phản ánh thế giới khách quan cũng chính là quá trình con người tích cực hoá năng lực tư duy của mình thông qua sự trừu tượng hoá, khái quát hoá, suy lý lôgíc để nắm bắt những quy luật vận động, phát triển của thế giới.
Trên cơ sở đó, con người vận dụng những hiểu biết, tri thức về thế giới vào hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới, phục vụ lợi ích của mình. Chính con người từng bước nhận thức, khám phá những thuộc tính, bản chất, quy luật, sức mạnh của tự nhiên và đã vận dụng, sử dụng chúng để cải biến tự nhiên theo mục đích của mình. Nhờ con người mà tự nhiên hoang sơ đã trở thành tự nhiên nhân tạo, thành thế giới tự nhiên mang tính người với những đặc tính hoàn toàn mới; đến lượt nó, giới tự nhiên đã hoà nhập vào đời sống xã hội của con người như một thành tố không thể thiếu. Đồng thời, trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người có thể hoàn thiện mọi tố chất: thể chất, trí tuệ, tình cảm, tâm lý của mình để ngày càng thể hiện đầy đủ tư cách một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên - sinh học với cái xã hội - văn hoá.
Thứ hai, do có năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, con người đóng vai trò là chủ thể hoạt động sáng tạo lịch sử, làm cho lịch sử vận động theo hướng tiến bộ. Lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động của con người. Con người là chủ thể tích cực trong quá trình phát triển xã hội và sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Họ là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội và mọi giá trị tinh thần của xã hội. Theo quan niệm duy vật về lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay (và tiếp tục sau này), suy cho cùng, được quyết định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong cấu trúc của lực lượng sản xuất, con người không chỉ là một bộ phận cấu thành cơ bản mà hơn thế, còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng - kết nối các yếu tố khác với nhau để chúng phát huy tác dụng. Với tính cách một thành tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thể sáng tạo và “tiêu dùng” sản phẩm của sản xuất, vừa là một nguồn lực đặc biệt của quá trình sản xuất. V.I.Lênin hoàn toàn đúng khi ông coi "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động"(2). Thực tế cho thấy, lao động của con người không chỉ cải biến tự nhiên, mà còn cải biến chính bản thân con người và các quan hệ giữa con người với con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người”(3). Như vậy, con người và xã hội loài người tồn tại, phát triển được không phải là nhờ vào một sức mạnh thần bí, vô hình nào từ bên ngoài, mà chính là do hoạt động sản xuất vật chất. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các hoạt động trong đời sống tinh thần của con người.
Con người sử dụng sức lao động của mình (cả cơ bắp lẫn trí tuệ) kết hợp với các công cụ, phương tiện sản xuất khác để tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong quá trình đó, con người còn không ngừng sáng tạo nên những công cụ lao động mới, thay đổi cách thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời và lúc đó, chính con người - với tư cách chủ thể các quan hệ sản xuất - bằng hoạt động thực tiễn cách mạng của mình tạo lập nên quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; theo đó, tạo nên bước phát triển mới của phương thức sản xuất và của xã hội. Trong các cuộc cách mạng xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm, là lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh đưa xã hội sang một giai đoạn phát triển mới, tiến bộ hơn. Đó chính là vai trò tích cực của nhân tố con người trong phát triển lịch sử thông qua quá trình thay thế hợp quy luật hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Nói cách khác, thông qua quá trình đó, con người đã sáng tạo, "viết nên" lịch sử của mình, của xã hội loài người.
Thứ ba, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác của sự phát triển xã hội, con người đóng vai trò nguồn lực trọng yếu nhất; hơn thế, còn là nguồn lực vô tận, có thể khai thác không bao giờ cạn. Như chúng ta đã biết, sự phát triển xã hội luôn cần đến một hệ thống các nguồn lực khác nhau, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động,... Trong đó, con người thể hiện như một nguồn tài nguyên quý giá nhất. Các nguồn lực vật chất ngoài con người đương nhiên là cần thiết cho sự phát triển, song chúng là những nguồn lực hữu hạn, nghĩa là có thể bị cạn kiệt và một số trong đó là không thể tái tạo được; hơn nữa, chúng cũng chỉ thực sự phát huy giá trị khi được kết hợp với nguồn lực con người. Trong khi đó, nguồn lực con người có những tiềm năng nổi trội hơn hẳn. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh như ngày nay, trí tuệ được coi là nguồn tài nguyên vô hạn; đồng thời, lao động trí tuệ của con người có ảnh hưởng quyết định đối với năng suất, chất lượng lao động và do vậy, con người trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững.
Như vậy, có thể thấy nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Một mặt, trong toàn bộ các nhân tố hợp thành cơ thể xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm; mặt khác, trong hệ thống động lực thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển, con người là động lực cơ bản, quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định.
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà tư tưởng lớn sớm nhận rõ và luôn đề cao vai trò của con người, của quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi đã từng ví sức dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những giá trị tinh hoa trong truyền thống tư tưởng của dân tộc về con người, trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người là vốn quý nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân. Quan điểm đó thể hiện sự tin tưởng của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sức mạnh vô địch, tuyệt đối của quần chúng nhân dân - những người làm nên lịch sử của dân tộc. Thực tế cho thấy, những thắng lợi to lớn, những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân, với phương thức phát huy, sử dụng nguồn lực con người một cách đúng đắn và hiệu quả của Đảng.
Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, một lần nữa, vai trò quan trọng của nguồn lực con người tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và phát huy. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ rằng, con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội; rằng, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của Đảng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ, tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người - nguồn lực nội sinh đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất. Đương nhiên, nguồn lực nội sinh này cần được bồi dưỡng, phát triển về mặt chất lượ...