K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2023

     Ở cửa lớp em có một cây bàng, được giao nhiệm vụ tưới nước cho cây nên em quý nó lắm, em thích ngắm cây bàng vào tất cả các mùa, mùa nào cũng có một dáng vẻ riêng. Nhưng có lẽ, nét đẹp của cây bàng mùa xuân luôn là nhất.

       Sau những ngày đông giá lạnh cành lá trơ trọi, những chiếc lá bàng còn sót lại vài hôm trước nay đã rụng hết sạch. Vậy là mùa xuân đã đến rồi. Hôm nay trời đã ấm hơn, có nắng nhẹ và có thể nhìn thấy mây. Sau những ngày đông xám xịt có lẽ người ta mới nhận ra bầu trời có mây xanh và nắng ấm đẹp đẽ và quý giá biết nhường nào. Cây bàng cũng như cảm nhận được điều đó, những cành cây dường như đã dài ra thêm, có lẽ nó đang vươn mình đón nắng mới. Nhìn từ xa, vẫn là bóng hình trơ trọi cành lá, nhưng đến lại gần mới thấy rõ, những mầm non nhỏ xinh đã bắt đầu xuất hiện. Quả đúng là mùa xuân làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc, nhưng lộc non này làm cho cây bàng trở nên thật nhiều sức sống. Màu xanh non tươi mới trên những sự sống bé nhỏ mới thật đẹp làm sao. Rồi mai đây, chúng sẽ lớn lên và bung ra thành những chiếc lá bàng, chúng lớn dần và may cho cây bàng một chiếc áo mới đẹp đẽ và vững chắc hơn, chiếc áo màu xanh lá cây mang đầy sự sống và sự tốt tươi.

      Cây bàng những ngày này không còn mang cái vẻ trầm tư khi đông còn lưu luyến ấy, nó như đã sẵn sàng đón nhận một mùa sống mới căng tràn và tích cực hơn. Thân cây dường như cũng to ra hơn một chút, em rất thích sờ vào thân cây bàng, có cái sần sần nhẹ nhàng thích thú. Rễ bàng ăn sâu vào đất hút chất dinh dưỡng và nước. Mùa xuân đến, ngồi dưới gốc bàng mà nghe tiếng chim hót, ngắm những chồi non và bầu trời cao xanh đầy nắng, mới thầy sự sống và năng lượng như đang căng tràn trong cơ thể mình. Bởi mùa xuân là mùa phát triển nhất của cây bàng, ngắm những chiếc lá bàng cuối xuân mang màu xanh mới, vừa thấy thời gian trôi qua nhanh lại thấy rất vui trước sự lớn lên của người bạn hiền. Những làn gió mát thổi qua, lá bàng rung rinh trong gió nhẹ. Cây bàng là loài cây thân thuộc với học trò, quên sao được cây bàng mùa xuân bắt đầu có lộc, bắt đầu ra lá. Cây bàng lá người bạn mỗi khi em ra sân trường chơi đùa với bạn bè, cây bàng che nắng, che mưa cho chúng em. Cây bàng lúc ấy hiền từ và ân cần như mẹ mình như vậy.

        Em mong cây bàng luôn khỏe mạnh, em cũng sẽ tưới nước đều đặn để cây có thể phát triển tốt. Em yêu cây bàng trường em, em coi nó như người bạn hiền có thể chia sẻ và lắng nghe mọi điều, ngắm cây bàng, bao căng thẳng học hành đều tan biến cả, chỉ còn lại một tâm hồn thư thái nhất.

26 tháng 3 2023

lạc kkk

 

5 tháng 11 2023
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ… (Ca dao) Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội, rộng đến 500ha. Con đường vòng quanh hồ dài gần hai chục kilômét, là con đường thơ mộng, quanh năm tươi mát, thu hút khách nhàn du. Thuở xa xưa, Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng còn sót lại sau khi đổi dòng. Còn về tên gọi, Hồ Tây mang nhiều tên khác nhau qua nhiều thời kỳ dựa qua nhiều truyền thuyết. Theo truyện “Hồ Tinh” thì hồ mang tên đầm Xác Cáo, theo truyện “Không lộ đúc chuông” thì hồ mang tên Trâu Vàng, thời Hai Bà Trưng, hồ mang tên Lãng Bạc, có nghĩa là hồ có nhiều sóng lớn; thời Lý – Trần mang tên hồ Dâm Đàm vì mặt hồ có nhiều sương mù… Năm 1573, vua Lê Thế Tông vì kỵ huý tên mình là Duy Đàm cho nên đổi tên hồ thành Hồ Tây, đến thời Trịnh Tạc đến Tây Vương cũng vì chữ huý nên đổi tên hồ thành Đoái Hồ (Đoái cũng như Đoài, có nghĩa là phía Tây). Khi Trịnh Tạc mất thì hồ lại mang tên cũ là Hồ Tây, tức hồ nước nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long.  Năm 1620, cư dân các thôn Trúc Yên, Yên Hoa, đắp một bờ đập ngăn đôi một phần hồ gọi là “Cố Ngự Yển”, có nghĩa là đập vững chắc, về sau đọc chệch thành “Cổ Ngư”. Cổ Ngư ngày nay chính là đường Thanh Niên, đã ngăn Hồ Tây thành một cái hồ nhỏ nữa nằm ở hướng Đông Nam gọi là Hồ Trúc Bạch. Các triều đại phong kiến xưa đều lấy Hồ Tây làm trung tâm vui chơi, giải trí, nghỉ mát của các vua chúa, quần thần. Trải qua nhiều triều đại phế hưng, Hồ Tây vẫn là nơi hội tụ dân cư đông đúc. Chung quanh hồ thuở xưa có đến 21 phường, nổi tiếng nhất là phường Thuỵ Khuê, Thạch Lâm, Báo Ân, Hồ Khẩu… chung quanh hồ còn xây dựng nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ như cung Từ Hoa, cung Dâm Đàm, cung Thuý Hoa thời Lý, điện Hàn Nguyên, cung Ngọc Đàn thời Trần. Cảnh đẹp Hồ Tây đã từng thu hút biết bao khách làng thơ… Một thi sĩ đời Vĩnh Hựu nhà Lê đã có tập thơ “Tây Hồ Bát Cảnh”. Đến thế kỷ XVIII, Thám hoa Nguyễn Quý Đức có bài “Vịnh Tây Hồ”, nhà văn đời Tây Sơn có bài phú nổi tiếng bằng chữ nôm, đó là bài “Tụng Tây Hồ phú ”, danh nho Ngô Thì Sỹ có bài “Tây Hồ phong cảnh phú ”, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu thời nhà Nguyễn có bài “Du Tây Hồ”, Cao Bá Quát có bài “Du Tây Hồ”, “Tây Hồ ngẫu hứng”.v.v.. Mỗi nhà thơ nhìn hồ Tây mỗi người một vẻ và lúc nào cũng nhắc đến trăng và hoa, vì chung quanh hồ là những làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Yên Hoa, Trích Sài, Nhật Tân, Quảng Bá… Quanh hồ Tây còn nổi tiếng những làng nghề cổ truyền như lụa Trúc Bạch, giấy dó Yên Thái, Hồ Khẩu… Nhiều Di tích Lịch sử và Văn hoá nằm rải rác quanh hồ như: làng Nghi Tàm quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan, làng Nhật Tân với chùa Tào Sách, làng Xuân Đỉnh với Đền Sóc thờ bà Gióng, làng Xuân La với Chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô – thứ phi của vua Lê Thánh Tông, làng Kẻ Bưởi với đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề đời nhà Lý, làng Thuỵ Khuê với chùa Bà Đanh, đền Quán Thánh chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ từng nổi tiếng là thắng cảnh của Thăng Long xưa… Hồ Tây rộng và trống trải nên thường có gió lốc dậy sóng. Nước hồ màu xanh pha chút nâu bởi trong hồ có nhiều động thực vật phù du. Trước đây, Hồ Tây có nhiều sen, vào mùa hạ nở hoa, đưa hương thơm lừng, nhưng nay thì không còn nhiều như xưa. Đặc sản của Hồ Tây có chim sâm cầm, vịt trời, cốc đen, chim ngói, cá chép, tôm hồng… Theo số liệu của các nhà khoa học thì Hồ Tây có tới 58 loài chim trú ngụ, nổi tiếng là chim sâm cầm và 35 loài cá ngon. Chim sâm cầm ngày nay không còn, cá chép mình đỏ, cá trắm đen, tôm hồng cũng hiếm. Du khách đến Hà Nội thường tìm đến đường Cổ Ngư thưởng thức món bánh tôm, bánh bột rán có điểm mấy con tôm hồ Tây ăn với rau sống, nước mắm ớt thì thật không sao quên được. Rồi những quán cóc bên lối vào phủ Tây Hồ như ốc luộc, ốc nấu thả, ốc hấp, bún ốc… dư vị cũng đậm đà.  Với bề dày lịch sử, Hồ Tây có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên thật tuyệt vời đã trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Tham khảo :

Thiên nhiên có biết bao sắc cảnh tươi đẹp, nào là vẻ đẹp rạng rỡ lúc bình minh, là sắc đỏ thâm trầm của những chiều hoàng hôn, là cái đẹp tươi mát của những con mưa hè vội vã, ... Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em vẫn là bức tranh thiên nhiên trong một đêm trăng đẹp.

Tạm biệt màu đỏ của buổi hoàng hôn, chiều tà qua đi nhường chỗ cho màn đêm sâu thẳm, huyền bí. Nhưng trên nền đen của trời khuya là ánh sáng dịu dàng, lấp lánh của vầng trăng rằm tròn trịa. Vầng trăng tròn đầy, viên mãn, tỏa ra ánh sáng vàng mềm mại, âu yếm chiếu xuống đất mẹ thiên nhiên, bao phủ lên vạn vật sắc màu dịu dàng, đằm thắm.

Dưới sự soi chiếu của vầng trăng đêm cùng ánh sáng le lói của sao trời, thiên nhiên dường như trở nên tươi tắn và mang vẻ đẹp diệu kì lạ thường.

Trăng chảy tràn trên tán cây cổ thụ, vỗ về từng tán lá, ngọn cây, trăng chiếu qua những kẽ lá, soi rọi cả những cành hoa ngọn cỏ bao bọc quanh những gốc cây to lớn. Trăng hòa cùng dòng chảy của con sông quê, soi mình dưới đáy nước long lanh, gợn lên những đường sóng màu vàng lấp lánh. Trăng soi xuống sân đình, nơi các cụ bà đang cười móm mém bên chén trà đang nguội lạnh, trăng chiếu sáng bàn cờ tướng của các cụ ông, trăng soi đường cho nụ cười trẻ thơ đang khúc khích vui đùa trò trốn tìm. Trăng thắp sáng con đường làng quanh co, là người bạn đồng hành của con trẻ trong những lúc rong chơi. Ánh trăng như một người ông hiền từ đang vỗ về, âu yếm đời sống tinh thần của vạn vật, là mái nhà ấm áp của chị Hằng, chú Cuội, là ngọn đèn bất diệt của mẹ thiên nhiên.

Những đêm trăng đẹp đã mang lại vẻ đẹp diệu kì, tươi tắn và đằm thắm đến nhường nào. Em rất thích ngắm nhìn vầng trăng đẹp đẽ, tròn trịa ấy. Nó đã trở thành một ấn tượng tuyệt mĩ trong tâm trí em.

11 tháng 9 2021

1)mục đích miêu tả cánh đồng 

2)màu hồng 

3)hoa đào tượng trưng chính cho mùa xuân và có màu hồng 

11 tháng 9 2021

1. để miêu tả cánh đồng lúa

2. màu vàng

3. cho ấm ám :V

11 tháng 9 2022

haha 

TK#

Đất nước Việt Nam ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền mà có những khí hậu đặc trưng riêng. Như ở miền Nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Trong khi đó, ngoài Bắc lại có đầy đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong đó, mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm mới đã mang lại sự tươi mới cho cảnh vật là nhờ những giọt mưa xuân. Cơn mưa mùa xuân luôn tô đẹp cho đất trời, mang không khí mới đến quê hương. Mưa xuân rơi xuống như mang sức sống đến cho vạn vật. Cây cỏ, hoa cành tắm mình trong những hạt mưa, như được tiếp thêm bao sức sống; chúng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa đua nhau khoe sắc, khoe hương. Cơn mưa cũng khiến tâm hồn con người nhẹ nhàng, sảng khoái và dường như nhịp sống của ta cũng trở nên chậm rãi hơn để tận hưởng cho hết vẻ đẹp của mùa xuân. Trong những ngày Tết đầu xuân, người người đi chơi xuân, trên con đường ngập tràn niềm vui đón năm mới, giọt mưa xuân cũng hòa mình vào trong niềm vui ấy cùng bao người. Họ chìa tay ra đón những giọt mưa như đón một điều mới cho một năm bắt đầu. Cơn mưa xuân ấy như cuốn bao nỗi u sầu muộn phiền của năm cũ trôi đi.Mùa xuân đến, mỗi người lại thêm một tuổi mới. Từng hạt mưa xuân sống với những năm tháng trưởng thành của ta. Mưa xuân khiến con người ta nhớ về quá khứ, nghĩ đến tương lai, cho ta sự cảm nhận về hiện tại, tận hưởng từng giây phút hạnh phúc bên người thân, gia đình. Mưa mùa xuân thật đẹp, thật xốn xang!

8 tháng 2 2023

Éo viết của mày

4 tháng 2 2023

Từng tia nắng ấm áp dần xuất hiện khiến em chợt nhận ra rằng mùa xuân đã về thật rồi. Thỉnh thoảng em lại nghe thấy tiếng chim oanh hót vang giữa không gian, bầu trời không còn xám xịt như mùa đông nữa, những đám mây trắng lại dần xuất hiện. Cây hoa trước cửa nhà cũng hé lộ những nụ hoa nhỏ xinh cùng những chiếc lá xanh non nhỏ xíu. Cả thảm cỏ cũng tràn ngập một sắc xanh mơn mởn đầy sức sống. Dù tiết trời còn lạnh nhưng đã không còn cái giá buốt mà nàng tiên mùa đông mang đến nữa. Cây đào nhà ai đã điểm những bông hoa nhỏ xinh trên cành lá, đua nhau khoe sắc thắm. Trên con đường đến trường, em đều có thể thấy được những sắc màu khác nhau trong khu vườn của mọi người, hương thơm của hoa, của nắng, của gió, tất cả hòa quyện vào với nhau trong không gian, khiến con người cảm thấy thoải mái và thấy mình như trẻ hơn, khỏe hơn. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Mùa xuân kì diệu như vậy đấy! Vậy nên nó chính là mùa đầu tiên trong năm, cũng là mùa được em yêu thích nhất.