Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qua bài thơ Tự thuật, Nguyễn Khuyến thể hiện một tâm hồn thanh cao, trong sáng và vô cùng sâu sắc. Dù sống trong hoàn cảnh đầy thử thách của xã hội phong kiến, ông vẫn giữ được lòng thanh thản, không màng đến danh lợi. Bài thơ phản ánh sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, giữa những vui buồn của cuộc sống và tình yêu quê hương, đất nước. Qua những hình ảnh gần gũi như cánh đồng, ao làng, người đọc cảm nhận được sự chân thật, giản dị trong tâm hồn ông. Đồng thời, Nguyễn Khuyến cũng bộc lộ một thái độ khiêm nhường, không phô trương về tài năng hay thành tựu cá nhân. Sự bình dị trong cách sống và suy nghĩ của ông là minh chứng cho một nhân cách cao đẹp, luôn hướng về những giá trị tinh thần, không màng danh lợi.

Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều vẫn phải thốt lên đau đớn:« Ôi Kim lang hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Nguyễn Du đã nói thay bao người, bao thế hệ! Chỉ một câu thơ và tên Kim Trọng được gọi đến hai lần. Những thán từ « ôi, hỡi » khiến câu thơ vang lên như một lời than, tiếng gọi thảng thốt, nghẹn ngào, mang theo lời trăn trối cuối cùng gửi đến chàng Kim trước lúc đi xa. Kiều đã rất ân cần với chàng Kim thế mà giờ đây nàng tự nhận mình là người phụ bạc, không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà tự nhận hết trách nhiệm về mình. Nàng đâu còn nghĩ đến nỗi đau của riêng mình. Tất cả tấm lòng, sự lo lắng lại dành cho hạnh phúc của người mình yêu. Kiều thương chàng Kim hơn chính bản thân mình.


Với hai câu thơ "Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương", Nguyễn Trãi thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ước mơ một xã hội hòa bình, thịnh vượng. Câu thơ thể hiện khát khao của ông về một đất nước giàu mạnh, nhân dân được sống trong hạnh phúc. Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà thơ tài năng mà còn là một người có tầm nhìn xa rộng, luôn nghĩ đến lợi ích của đất nước và nhân dân, khát vọng xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp.

Hai phép so sánh trên nhằm gợi tả vẻ đẹp của Ba Vì vào những thời khắc khác nhau. Với mỗi thời điểm, Ba Vì được tác giả so sánh với đối tượng khác nhau nhằm làm nổi bật sự biến đo lạ lùng của vẻ đẹp nơi đây. Đồng thời, qua đó, tác giả muốn gửi gắm tình yêu của mình đối với mảnh đất này cũng như đối với thiên nhiên đất nước nói chung.