K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu có từ ngàn đời này của dân tộc ta, nó gắn liền với công cuộc dựng và giữ nước của một quốc gia dân tộc. Giống như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo” của mình. Dân tộc Việt Nam : “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ lấy chí nhân để thay cường bạo”. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp này, tiêu biểu là câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu tục ngữ nói lên một phẩm chất đáng quý của dân tộc ta, đó là lòng yêu thương con người. “Thương thân” là dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở cho chính bản thân mình. Còn “thương người” là dành sự yêu thương, đồng cảm cho người khác, “như thể” chỉ về một mối quan hệ ngang bằng, tương đương nhau. So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nói rằng hãy dành tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự giúp đỡ cho người khác cũng như là dành cho chính bản thân mình vậy. Khi mình gặp khó khăn, trắc trở mình đau khổ bao nhiêu, mình cảm thấy bất hạnh bao nhiêu thì khi người khác gặp phải tình cảnh đó cũng có cảm giác tương tự như mình vậy. Hãy giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn thử thách mà đừng so đo, tính toán gì, hãy xem như sự giúp đỡ đó là dành cho chính bản thân mình.

Cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ có nội dung nói về lòng yêu thương con người như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hay:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc một câu gần nghĩa nhất là: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” một con ngựa đau không ăn thì cả đàn cũng bỏ bữa, coi nỗi đau của người khác cũng như chính nỗi đau của mình.

Dân tộc ta với truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời đã có những hành động rất thiết thực thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”. Xưa kia thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Bác Hồ phát động, vì trước kia, trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh thì cuộc sống của đa số người dân vẫn còn cực khổ nên các phong trào thể hiện truyền thống nhân nghĩa này còn hạn chế, nhưng bây giờ khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, đang trong công cuộc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của đa số mọi người đã khá giả hơn, nhưng không vì thế mà các giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một mà con phát huy mạnh mẽ hơn. Tuy đại đa số mọi người đã có cuộc sống ấm nó, hạnh phúc nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, hay những người dân ở ven biển miền Trung thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề từ những trận lụt bão. Những ngươi này luôn cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc những chương trình thiết thực như “Vì người nghèo”, “Tất cả vì khúc ruột miền Trung” đã thu hút được rất nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ, khuyên góp của cải vật chất để giúp đỡ những cảnh ngộ éo le này. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam.
Ta đã nghe câu thơ:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Lại một ngày thêm để yêu thương”

Hay:

“Còn gì đẹp hơn đời như thế
Người với người sống để yêu nhau”

Vậy mà một số người vẫn giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, tỏ thái đô “sống chết mặc bay” hay “đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ. Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án.

Câu tục ngữ đã đúc kết những điều được coi là chân lí của cha ông ta, một truyền thống, đạo lí sâu sắc, hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình. Nó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc cần được lớp thế hệ đi sau gìn giữ và phát huy.

#Có gì nhắn hỏi mình nhé bạn!

1 tháng 4 2017

_ Tham khảo _

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.

Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao

Nhân tâm ai bán mà mua

Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?

Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn tiền bạc

Như thế nào là một tình bạn đẹp?Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân. Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ...
Đọc tiếp

Như thế nào là một tình bạn đẹp?

Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân.

 

Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ là một tình bạn đẹp với bạn! Có thể có mà cũng có thể không. Vì khi ta đã gọi một ai đó là "bạn thân" thì hẳn người đó phải đem lại cho ta một cảm giác bình an và an toàn nào đó để ta có thể dễ dàng chia sẻ những buồn vui, những bí mật trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi hai chữ "bạn thân" được dùng sai nghĩa hoặc gọi quá sớm đối với một tình bạn vừa mới chớm nở. Khi người bạn kia còn dấu ta nhiều điều, khi người bạn ấy còn chưa thực sự mở lòng sẻ chia với ta và khi ta chưa thực sự hiểu họ thì ta với họ chỉ dừng lại ở mức độ bạn bè thông thường mà thôi. Còn "bạn thân" ư, có lẽ nên để thời gian chứng nhận...

 

Những người bạn lâu năm có phải đã cho ra những tình bạn đẹp không? Tình bạn của ba tôi với bạn của ông đã có từ cách đây 30 năm trước, từ khi hai người còn là hai cậu thanh niên trẻ và độc thân. Và khi hai người đã cách xa nhau gần ngàn cây số, tình bạn ấy vẫn luôn tồn tại và bền chặt thông qua những cuộc gọi qua điện thoại hoặc skyber, hay những tin nhắn chúc mừng những ngày trọng đại trong cuộc đời hai người. Ba tôi từng nói với tôi rằng: "Cuộc đời ba có được người bạn như bác ấy thực sự là điều quý giá đáng trân trọng". Có lẽ với ba, đó thực sự là một tình bạn đẹp!

 

Tình bạn đẹp có chớm nở với những người bạn mới quen hay không! Đã rất nhiều lần tôi cho là có. Khi tôi trao hết những thứ được coi là bí mật, quý giá nhất của mình cho những người bạn mới quen hoặc mới gọi nhau là bạn. Bởi tôi nghĩ, một khi ta mở rộng tấm lòng thì người kia cũng sẽ nhiệt tình cởi mở với ta, và dù hai bên có những bất đồng, những tính cách khác nhau thì chỉ cần cùng nhau giải quyết, tất cả sẽ trở thành bình thường. Thế nhưng hình như tôi đã nhầm, một vài người không như tôi nghĩ, họ khép kín bản thân như những con hến, khó có thể bậy nắp nó ra bởi sự cởi mở và chân thành. Và nếu họ có cởi mở với ta thì đó cũng chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm, họ coi đó là một thứ có thể dễ dàng tạo mối quan hệ và xa hơn, xấu hơn là lợi dụng ta.

Vai trò của ta trong mối quan hệ tình bạn là gì?

Tôi rất thích thuyết "Chính Danh" của Nhà Nho, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến Quốc - Khổng Tử. Ông đã cho rằng, mỗi người khi sinh ra trên cõi đời này đều mang một cái "danh" nhất định, và ta phải làm tròn tốt bổn phận với cái "danh" ấy. Hiển nhiên, trong tình bạn, mỗi người sẽ có một "danh phận" nhất định tạo nên một tập thể vững mạnh. Trong tình bạn giữa hai người, đó là sự phối hợp tung hứng giữa cả hai, khi người kia bực bội, người này cần hiểu được tính cách người kia để làm dịu đi cơn bực bội ấy, và thế là mối quan hệ trở nên êm thấm. Tất nhiên cũng tùy trường hợp người bạn của ta đang bực chuyện gì đã. Còn trong tình bạn của hơn hai người, hiển nhiên sẽ là tập hợp những cá thể có nhiều điểm khác nhau về tính cách, mỗi người cần chọn cho mình một chỗ đứng nhất định trong nhóm. Ví dụ như tôi chọn cho mình một chỗ đứng im lặng trong nhóm, tôi im lặng với những gì nhóm tranh luận, bất đồng hay thảo luận, còn bạn của tôi, bạn ý chọn cho mình một chỗ đứng nổi loạn trong nhóm, để tất cả mọi người có thể dễ dàng để ý tới bạn ấy!

 

Thực chất, tình bạn đẹp nhất không phân biệt bất cứ rào cản nào của xã hội, chỉ cần chúng ta có thể mở lòng với nhau, chia sẻ buồn vui cho nhau và ở bên nhau mỗi lúc hoạn nạn là đã đẹp lắm rồi. Đâu cần phải kiếm tìm một ai hợp tính với bạn, chỉ cần tim một người sẵn sàng cùng bạn bước tới cuối đường là đã đủ, đó đã được gọi là "bạn tri kỷ" rồi...

7

Mink hiểu mình rất hiểu mà!~Tình bạn đôi lúc rất phức tạp không thể biết được!Mink góp ý nha!~

9 tháng 11 2018

chùi lồn nhà chúng mày lồn lồn

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Khi trò chuyện với người khác, đã có lúc em dùng tục ngữ. Trong lúc đi chơi với bố mẹ em cảm thấy rất thích thú và học được nhiều điều. Em đã nói với bố mẹ rằng đúng là con được “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

a. Rút gọn: “Một tiếng lá” → Câu không được chi tiết, rõ ràng về thời gian 

b. Rút gọn: “Rừng ban mai” → Câu không được chi tiết, rõ ràng về địa điểm 

c. Rút gọn: “Mấy con gầm ghì” → Câu không được chi tiết, rõ ràng đặc điểm màu sắc

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

a. Rút gọn: “Một tiếng lá” → Câu không được chi tiết, rõ ràng về thời gian 

b. Rút gọn: “Rừng ban mai” → Câu không được chi tiết, rõ ràng về địa điểm 

c. Rút gọn: “Mấy con gầm ghì” → Câu không được chi tiết, rõ ràng đặc điểm màu sắc

Câu 2,3,4,5,6,9,10 được rút gọn 

-Rút gọn ở thành phần là chủ ngữ