Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bn vô phần luyện tập của olm là thấy à

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:
A. 55, 720 B. 55, 072 C. 55,027 D. 55,702
Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:
A. 70,765 B. 223,54 C. 663,64 D. 707,65
Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........
Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.
Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :
A.10dm B. 4dm C. 8dm D. 6dm
Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
55 ha 17 m2 = .....,.....ha
A. 55,17 B. 55,0017 C. 55, 017 D. 55, 000017
Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150% B. 60% C. 40% D. 80%
Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?
môn toán
Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. 5 đơn vị | B. 5 phần trăm | C. 5 chục | D. 5 phần mười |
Câu 2: Hỗn số được viết dưới dạng phân số là:
Câu 3: 5840g = …. kg
A. 58,4kg | B. 5,84kg | C. 0,584kg | D. 0,0584kg |
Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?
A. Nâu | B. Đỏ | C. Xanh | D. Trắng |
Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:
A. 10 phút | B. 20 phút | C. 30 phút | D. 40 phút |
Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:
A. 150% | B. 15% | C. 1500% | D. 105% |
Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:
A. 150 m3 | B. 125 m3 | C. 100 m3 | D. 25 m3 |
Câu 8: Đặt tính rồi tính:
a) 68,759 + 26,18
b) 78,9 – 29,79
c) 28,12 x 2,7
d) 3,768 : 3,14
Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?
Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:
0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..
Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. Dám B. Không C. Mừng D. Sợ
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. | |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. | |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. | |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. | |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. | |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. | |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;
II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)
Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)
Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)
Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)
Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam
Tà áo dài Việt Nam
Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
Theo Trần Ngọc Thêm
2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)
Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.
môn khoa học
I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?
A. Lọc B. Lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng
Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?
A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh
Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?
A. Hạt B. Quả C. Phôi
Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
A. Sự thụ phấn B. Sự thụ tinh C. Sự sinh sản
Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.
B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.
C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi...

Bạn cần đảm bảo đề chính xác. Trong câu chuyện này từ "Bèn" là từ đồng âm nhưng chỉ thấy từ bèn thứ hai mà không thấy từ thứ nhất.

Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề kiểm tra về kỹ năng, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh về xã hội để các em nêu lên những suy nghĩ về cuộc sống, về tâm tư tình cảm nói chung nhằm giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Nhìn chung, dạng đề văn nghị luận xã hội thường tập trung vào một số vấn đề cơ bản mang giá trị đạo lý làm người, những hiện tượng thường xảy ra trong xã hội mà qua đó trở thành kinh nghiệm sống cho mọi người.
I. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…).
- Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông…).
- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo… Rút ra vấn đề nghị luận).
2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.
- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.
- Vấn đề đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Đọc kỹ đề
- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.
2. Lập dàn ý
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
3. Dẫn chứng phù hợp
- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.
- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).
3. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).
4. Bài học nhận thức và hành động
- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.
- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…
5. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài
- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.
III. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ CÁC DẠNG ĐỀ CỤ THỂ
1. Nghị luận về tư tưởng đạo lý
1.1 Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…).
- Cấu trúc bài văn:
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
b. Thân bài
- Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề
+ Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.
+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).
+ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
- Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh
+ Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?).
+ Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.
+ Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
- Luận điểm 3: bình luận mở rộng vấn đề
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác).
+ Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống).
- Rút ra bài học nhận thức và hành động
+ Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.
+ Áp dụng vào thực tiễn đời sống.
c. Kết bài
- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.
- Mở ra hướng suy nghĩ mới.
2. Dàn ý về dạng đề mang tính nhân văn
2.1 Khái niệm:
- Các tính nhân văn tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo…
- Hình thức: thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…
2.2 Cấu trúc bài làm
a. Mở bài: Trong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến rồi dẫn ý kiến vào.
Ví dụ trường hợp đề là một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó như: Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.
Ta mở bài như sau:
Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.
b. Thân bài
Trong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về đức tính của con người.
Ví dụ: Cho mẩu chuyện sau: “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. Bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.
Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực, sáng tạo để vượt qua.
- Giải thích ý nghĩa truyện:
+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
- Bàn luận
+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.
+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?
Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.
- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:
+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận…. cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.
+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).
+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ.
Ví dụ: Tóm lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui luật tất yếu mà con người phải đối mặt. Vì thế cần phải rèn luyện nghị lực và có niềm tin vào cuộc sống. “Đường đi trải đầy hoa hồng sẽ không bao giờ dân đến vinh quang”.
3. Dạng đề nêu những vấn đề tác động đến việc hình thành nhân cách con người

Hoàng bưng chén nước bảo ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: "Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?" Hoàng nói với ông: "Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!"

Bạn có thể lên mạng nhé ! Đề kiểm tra lịch sử theo thông tư 22 á !
Chúc bn thi tốt nhé !

1 là vì tết mậu thân là tết đón giao thừa thì địch đón giao thừa xong mới chiến mà quân ta chiến luôn nên địch ko biết gì
2 có đặc điểm lạnh nhất trên thế giới và ko có người ở
3 ngày 17/1/1960
4 nhằm mục đích để chi viện sức người,vũ khí,lương thực,...của miền Bắc cho chiến trường miền Nam,góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam
Vì quân dân miền Nam đồng loạt khởi nghĩa tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã ,....
Đặc điểm là châu Nam Cực là châu lạnh nhất thế giới
Vào ngày 17 / 1 / 1960
Nhằm mục đích góp vũ khí , lương thực , .... cho chiến trường
(1) tổng (2) sử (3) bảo :
(4) điểm (5) tổng (6) chỉ (7) nghĩ
(1): tổng
(2): sử
(3):bảo
(4): điểm
(5):tổng
(6)ko bt
(7):nghĩ