K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

Vì Mặt trận Việt Minh đã có vai trò lớn trong việc đề ra đường lối chủ trương, xây dựng và phát triển lực lượng chính trị cách mạng, lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn những điều kiện trực tiếp cho tổng khời nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945.

30 tháng 4 2020

Ngày 25/11/1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ. Chương trình của Việt Minh nêu rõ: Muốn cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, Việt Minh phải liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp; tất cả đoàn kết lại để đánh đuổi Pháp - Nhật giành độc lập cho xứ sở, đồng thời phải hết sức giúp đỡ Ai Lao và Cao Miên để cùng thành lập Đông dương độc lập đồng minh.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Mặt trận trình bày rõ ràng đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình.

Nhờ có chính sách đúng, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhân dân mà tổ chức và phong trào Việt Minh, phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp nước.

Mặt trận Việt Minh được thành lập theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ chức cứu quốc đoàn kết, động viên toàn dân vùng lên giành chính quyền, đưa Cách mạng tháng Tám đến thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 8. Em có nhận xét gì về sự ra đời của  Mặt trận Việt Minh ?

A.Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.

B.Phong trào khởi nghĩa lên cao chuẩn bị cho sự ra đời của lực lượng vũ trang.

C. Làm nên cao trào đấu tranh trong cả nước để tiến tới Tổng khởi nghĩa.

D. Làm cho cao trào đấu tranh vũ trang trong cả nước phát triển mạnh mẽ.

8 tháng 3 2019

Đáp án A

Câu 7. Đâu không phải là vai trò của mặt trận Việt Minh?

A.   Phát động phong trào đấu tranh dân chủ công khai.

B.   Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

C.   Phát động khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa.

Xây dựng lực lương vũ trang và căn cứ địa kháng chiến

21 tháng 2 2021

1.Sự thành lập.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương đảng lần VIII (5/1941), do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì. Mặt trận Việt Minh đã được thành lập (19/5/1941) tại Pác Bó – Cao Bằng. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

2.Đóng góp của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm 1945

Mặt trận Việt Minh là Mặt trận đoàn kết dân tộc, do đảng ta lãnh đạo tồn tại trong vòng 10 năm (1941-1951, năm 1951 Mặt trậnVịêt Minh đã thống nhất với Mặt trận Liên Viêt thành lập Mặt trận Liên Việt) đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua các thời kì lịch sử đặc biệt là đối với Cách mạng tháng Tám.

-Mặt trậnViệt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.Xây dựng lực lượng chính trị to lớn cho cách mạng thắng lợi.

-Mặt trận Vịêt Minh đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

-Triệu tập và tiến hành thành công quốc dân đại hội Tân Trào 8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của đảng giành thắng lợi.

-Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Vịêt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới., chuẩn bị cho kháng chiến.

1. Quá trình chuẩn bị về chủ trương, đường lốiNgay từ ngày đầu mới thành lập Đảng đã nêu chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và quan điểm này đã thể hiện được sức mạnh của nó ngay ở cao trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, căn cứ vào sự thay đổi tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Sự chuyển hướng được thể hiện đầy đủ qua Hội nghị TƯ 6 (11/1939), Hội nghị TƯ 7 (11/1940), Hội nghị TƯ 8 (5/1941) với nội dung cốt lõi đó là:Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của nhân dân Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động, chia lại đất công, giảm tô, đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm; tập hợp mọi lực lượng tiêu biểu để thành lập mặt trận chung lấy tên là: “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (tháng 11/1939) sau là Việt Nam độc lập Đồng Minh (tháng 5/1941); phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh dưới những hình thức phù hợp với tình hình mới; Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết và quan hệ mật thiết với Cách mạng thế giới. Chủ trương chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng qua các Hội nghị 6, 7, 8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám.         2. Quá trình xây dựng lực lượng chính trị          Lực lượng chính trị quần chúng đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành công của cách mạng tháng Tám. Để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo, mạnh mẽ thì cần phải có một đội ngũ cán bộ trung kiên, có lý luận nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo để liên kết các phong trào đấu tranh. Đây là những hạt giống đầu tiên tạo nên một hệ thống tổ chức cơ sở Đảng ở khắp các địa phương trên cả nước. Chính vì thế, trong mọi giai đoạn, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác cán bộ để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng vững mạnh.          Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng xây dựng lực lượng chính trị. Rất nhiều những thanh niên ưu tú được đưa đi học tập, đào tạo tại các trường của Quốc tế cộng sản. Nhiều người sau này nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng như đồng chí Trần Phú, Trường Chinh... Họ có nhiệm vụ rất quan trọng là truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước, trang bị lý luận cách mạng cho các tầng lớp nhân dân.          Trong thời kỳ 1930-1931, Đảng tập trung xây dựng khối liên minh công- nông. Lực lượng này ngày càng đông đảo và có đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng làm xuất hiện các Xô viết ở Nghệ Tĩnh. Do còn có những hạn chế nhất định cho nên trong thời kỳ này ta chưa liên kết được khối liên minh công- nông với các tầng lớp khác trong xã hội như: tiểu thương, địa chủ, tiểu tư sản…Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng Xôviết Nghệ- Tĩnh đã thể hiện sức mạnh của khối liên minh công - nông, giúp cho nhân dân hiểu được mô hình nhà nước tiên tiến trong tương lai, động viên họ tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh giành chính quyền.Ở giai đoạn 1932-1935, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Đảng ta vẫn kiên trì giữ vững đường lối cách mạng. Trong nhà tù, các chiến sĩ cộng sản vẫn tiếp tục đấu tranh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Nhà tù trở thành trường học, nơi để rèn luyện thử thách cán bộ đảng. Bên ngoài nhà tù, các đảng viên vẫn tích cực tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ cách mạng nhằm phát triển, khôi phục lực lượng và phong trào cách mạng.Đến những năm 1936 - 1939, cuộc vận động dân chủ diễn ra mạnh mẽ. Đảng ra hoạt động công khai nên đã tập hợp được rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, giai cấp ở mọi miền Tổ quốc. Phong trào cách mạng diễn ra rộng khắp, dưới nhiều hình thức như: bãi công, biểu tình, bãi thị, bãi khoá… Tiêu biểu như cuộc bãi công của công nhân công ty than Hòn Gai, xe lửa Trường Thi (7- 1937)... và đặc biệt là cuộc mít tinh của hơn 2 vạn người tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.Năm 1941, để có lực lượng chính trị quần chúng hùng mạnh đủ sức chiến thắng kẻ thù, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là “Hội cứu quốc”. Việt Minh đã công bố tuyên ngôn, chương trình và điều lệ chính thức gồm 44 điều sau được đúc kết thành 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh vừa ích nước vừa lợi dân. Việt Minh đã nhanh chóng trở thành nơi tập trung khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên cứu nước, cứu nhà.          3. Quá trình xây dựng lực lượng vũ trang          Để giành được chính quyền cách mạng, Đảng luôn có chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và coi đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu, có vị trí vô cùng quan trọng và quyết định trong sự thành công của cách mạng tháng Tám.          Đầu những năm 1930, lực lượng vũ trang phát triển còn rất tự do, nhỏ lẻ, chưa có tổ chức. Từ năm 1940, đội du kích Bắc Sơn ra đời là hình mẫu cho sự ra đời của các đội du kích, lực lượng vũ trang sau này như: đội du kích Ba Tơ, du kích Ngọc Trạo, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Hình thức hoạt động của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là vũ trang tuyên truyền, nghĩa là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, coi trọng công tác tuyên truyền là chính để hướng tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Bên cạnh đó, Đảng ta đã biên soạn nhiều tài liệu quân sự như: cách đánh du kích; cách huấn luyện cán bộ quân sự, mười điều kỷ luật…          Kết quả là đến đầu năm 1945 ta đã có đựợc một đội quân chính quy bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương. Quần chúng nhân dân ra sức ủng hộ lực lượng vũ trang cách mạng, họ không chỉ trực tiếp tham gia kháng chiến mà còn nuôi giấu bộ đội, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.          4. Quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng             Do có sự chênh lệch về lực lượng giữa ta và địch cho nên Đảng ta đã thấy được tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa cách mạng trong việc xây dựng, tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa. Từ thực tế phong trào cách mạng 1930- 1931, 1936 - 1939, Đảng đã rút ra bài học kinh nghiệm về sự cần thiết đảm bảo sự an toàn cho các tổ chức cách mạng, giữ vững các cơ quan lãnh đạo hoạt động và phát triển liên tục.Căn cứ địa là nơi đóng quân của lực lượng cách mạng, là nơi đánh địch, rút lui để bảo vệ mặt trận, cũng là nơi cung cấp người và của cho cách mạng…Với nhận thức đó, ngay từ khi mới về nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chọn các tỉnh miền núi (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đến 6/1945 khu giải phóng Việt Bắc ra đời bao gồm: Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà. Từ đó căn cứ địa đã dần mở rộng ra nhiều nơi.          Trong lịch sử, cha ông ta đã từng xây nhiều căn cứ địa cho các cuộc khởi nghĩa như: căn cứ địa Lạng Sơn (khởi nghĩa Lạng Sơn), Tây Sơn (phong trào nông dân Tây Sơn), Hố Chuối (khởi nghĩa Yên Thế)… các căn cứ này xây dựng đều dựa trên các tiêu chí: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.        Tuy nhiên, để xây dựng căn cứ địa cách mạng trong giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo các tiêu chí trên, Đảng ta còn chú ý đến việc phải  đảm bảo yếu tố thông tin liên lạc dễ dàng với cách mạng thế giới, đặc biệt là với Liên Xô và Trung Quốc. Đảng ta chọn Việt Bắc làm cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến vì ở đó có địa hình thuận lợi, dễ phòng thủ, lại gần Trung Quốc nên thuận tiện cho việc nhận sự giúp đỡ từ phía các nước xã hội chủ nghĩa. Vùng giải phóng Việt Bắc như hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam và ngày càng được mở rộng, làm bàn đạp cho ta tiến sâu xuống vùng đồng bằng để giải phóng hoàn toàn đất nước.5. Dự đoán đúng thời cơ khởi nghĩaCách mạng tháng Tám thắng lợi vẻ vang có thể nói một phần là nhờ sự nhận định về thời cơ rất chính xác của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tất cả sự chuẩn bị của Đảng từ những năm đầu thành lập là rất chu đáo, công phu, kiên trì, bền bỉ, đặc biệt chú ý đến sự biến đổi của tình hình thế giới, chỉ chờ cơ hội chín muồi là tiến hành khởi nghĩa.         Tháng 9/1939, thế chiến 2 bùng nổ, lôi kéo hàng chục nước trên thế giới vào cuộc chiến khốc liệt. Do bị Đức đánh chiếm nên Pháp ngày càng trở nên kiệt quệ chỉ còn cách quay sang bóc lột, vơ vét các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, dân ta phải chịu cảnh “Một cổ hai tròng”. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đã liên tiếp nổ ra với mong muốn đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại độc lập.         Năm 1942, Đảng nhận định rằng phe Đồng minh sẽ chiến thắng trong thế chiến 2, đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Tháng 9/1944 mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng trở nên gay gắt, Nhật đã hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Bên cạnh đó, phe phát xít đã trở nên yếu thế trên chiến trường thế giới, lúc này, Đảng ta đã đưa ra phương hướng: “Hãy mài gươm, lắp súng khi quân Nhật - Pháp bắn nhau, kịp nổi dậy tiêu diệt giặc giành lại giang sơn”.          Tháng 3/1945, Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng họp đã dự đoán về thời cơ của Cách mạng. Hội nghị đã nêu được các điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam như:Thế chiến 2 đang đến giai đoạn quyết liệt, quân Đồng minh đang chiếm ưu thế và sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật; tình hình chính trị ở trong các nước đế quốc khủng hoảng (đặc biệt là ở Nhật và Pháp) nên chúng không rảnh tay đối phó với cách mạng; nạn đói năm 1945 đã cướp sinh mạng hai  triệu đồng bào ta, khiến nhân dân vô cùng phẫn nộ; lực lượng cách mạng của ta ở các địa phương đã ngày càng lớn mạnh; chúng ta cũng cần chú ý đến trường hợp quân Đồng minh chưa vào mà ta tiến hành khởi nghĩa rất có thể sẽ bị Nhật đàn áp và khó giành được thắng lợi.          Giữa năm 1945, thế chiến 2 kết thúc, tạo điệu kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ở Đông Dương, quân Nhật hoang mang tê liệt. Trong tình hình đó, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ 13 đến 15/8/1945 tại Tân Trào đã phân tích tình hình, chỉ ra những điều kiện chủ quan, khách quan đã chín muồi để khởi nghĩa có thể nổ ra thắng lợi và quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền.          Từ 14 đến 18/8/1945 nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh từ Bắc đến Nam đã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền. Sớm nhất là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Tại Hà Nội, ngày 15-8 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng đã tổ chức diễn thuyết, truyền đơn, biểu tình qua hàng chục con phố... Ngày 19/8 cả thủ đô ngập tràn cờ đỏ sao vàng; ngày 23/8, Huế giành được chính quyền; ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn. Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 đã giành được thắng lợi trên phạm vi cả nước.        Như vậy, thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã chứng minh rằng Đảng và nhân dân ta đã có sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo. Công cuộc chuẩn bị đó không chỉ diễn ra trong thời kỳ 1939 - 1945 mà là sự chuẩn bị suốt 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, nhờ đó đã đưa đến sự thắng lợi mau lẹ của Cách mạng Tháng Tám. Thắng lợi đó đã chấm dứt gần 100 năm nước ta dưới sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta, đưa nước ta bước vào một kỷ nguyên mới từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước tự do, độc lập. Và thực tế trên cũng đã chứng minh rằng: "Cách mạng không tự nó đến, phải chuẩn bị nó, giành lấy nó"./.   
7 tháng 1 2022

tk:

 

Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

1. Về tư tưởng:

- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.

- Các hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên như: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước, xuất bản báo “Thanh niên”. Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.

- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2. Về tổ chức:

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.

- Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

⟹ Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Đây là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. 

 

7 tháng 1 2022

Cảm ơn nha

24 tháng 2 2021

Hoạt động của Mặt trận Việt Minh

* Xây dựng lực lượng vũ trang:

- Lực lượng vũ trang đầu tiên của cách mạng Việt Nam là Đội du kích Bắc Sơn.

- Năm 1941 dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển thành Cứu quốc quân hoạt động tại căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Sau đó phân tán thành nhiều bộ phận, phát triển chiến tranh du kích hoạt động tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

- Tháng 5 - 1941, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”. Không khí cách mạng sôi sục khắp cả nước.

- Ngày 22 - 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời. Ngay sau khi thành lập đã đánh thắng trận Phay Khắt và Nà Ngần.

* Xây dựng lực lương chính trị:

- Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh.

- Đến 1942, khắp 9 châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc quân, trong đó có 3 châu hoàn toàn.

- Sau đó Uỷ ban Việt Minh Cao - Bắc - Lạng được thành lập, lập ra “19 ban xung phong Nam tiến”, phát triển lực lượng cách mạng xuống miền xuôi.

- Đảng rất chú trọng xây dựng lực lượng chính trị ở cả nông thôn và thành thị, tranh thủ hợp tác rộng rãi các tầng lớp khác nhau: sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc.

- Báo chí Đảng và Mặt trận Việt Minh phát triển rất phong phú, góp phần tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng rộng rãi,...

 

14 tháng 4 2017

Thắng lợi chính trị của ta từ năm 1946 đến năm 1954:



18 tháng 4 2019

Mặt trận

Thời gian

Sự kiện

Chính trị

Từ ngày 11 đến 19-2-1951

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ngày 3-3-1951

Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

Ngày 11-3-1951

Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Quân sự

19-12-1946 đến 17-2-1947

Cuộc chiến đấu của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

7-10-1947 đến tháng 12-1947

Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947

16-9-1950 đến 22-10-1950

Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950

Đông - xuân 1950-1951

Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Đông - xuân 1951-1952

Chiến dịch Hòa Bình

Thu - đông năm 1952.

Chiến dịch Tây Bắc

Xuân - hè năm 1953.

Chiến dịch Thượng Lào

13-3 đến 7-5-1954

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ngoại giao

21-7-1954

Hiệp định Giơ-ne-vơ