Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bạn tham khảo
baÌ thơ đã gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại), của lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

Đọc bài thơ "À ơi tay mẹ" của tác giả Bình Nguyên, em lại thấy ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Người mẹ hiện lên qua hình ảnh "bàn tay mẹ" đã khắc họa tình yêu thương bao la vô bờ dành cho con. Đôi bàn tay ấy đã che chở để con vượt qua những giông tố cuộc đời "Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng". Khi còn thơ bé, mẹ vẫn bồng bế con trên đôi tay quen thuộc ấy. Từng lời ru ngọt ngào, trong trẻo của mẹ đã đưa con vào giấc ngủ say nồng. Mẹ còn gọi con bằng những cái tên âu yếm, thân thương "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái Bài tham khảo:
Mặt trời bé con". Có thể nói, con là động lực, sức mạnh cổ vũ cho mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con có thể lớn khôn, trưởng thành bước vào đời "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Với thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ gần gũi kết hợp với biện pháp điệp "À ơi cái này", nhân hóa "cái trăng vàng ngủ ngon" đã giúp các câu thơ có nhịp điệu, sâu lắng như lời hát ru thân thương. Từ đây, nhà thơ gợi nhắc tới chúng ta tình yêu thương rộng lớn không gì sánh bằng của mẹ dành cho con cái.

**Tham khảo**
Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.
Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.
Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.
Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.
Chúc bạn học tốt
Nhớ tick nha

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 7 - là năm học thứ 2 của mái trường trung học cơ sở. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài học đầu tiên lớp 7.
tham khảo < đen tối nha >
LGBT, hay GLBT, là viết tắt của từ đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (biosexual) và chuyển giới (transgender). Một người phụ nữ đồng tính nữ là một người bị thu hút bởi phụ nữ. Một người đồng tính nam là một người bị thu hút bởi đàn ông. Một người lưỡng tính là một người bị thu hút bởi những người có cùng hoặc khác giới tính. Chuyển giới là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một người không theo giới tính nam/nữ khi sinh ra của mình.
Tiếp theo, mình muốn nói một chút về Bản dạng giới. Làm thế nào ai đó có thể nhận ra mình thuộc cộng đồng LGBT? Một vài người có thể chắc chắn về cảm giác của chính mình. Những người khác có thể mất nhiều thời gian hơn để chắc chắn về xu hướng tình dục của họ. Mọi người đều khác nhau và không có tuổi nào để nhận ra bạn là đồng tính nữ, đồng tính nam hay lưỡng tính. Xu hướng tính dục không cần phải cố định mãi mãi – đối với một số người, nó sẽ như vậy, và đối với những người khác, nó có thể thay đổi theo thời gian.
Chúng ta cần hiểu tại sao một ai đó có thể là LGBT. Các nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra rằng đồng tính luyến ái là một biến thể phổ biến của đa dạng sinh học. Tiến sĩ Bruce Bagemihl đã viết trong cuốn sách của mình “Sinh học Exuberance”, rằng đồng tính luyến ái đã xuất hiện trong khoảng 1500 loại động vật. Chúng ta không thể phủ nhận sự xuất hiện của đồng tính luyến ái trong tự nhiên.
Các nhà khoa học từ nhiều tổ chức có uy tín đã đi đến kết luận rằng đồng tính luyến ái là một xu hướng tình dục tự nhiên, một biểu hiện của sự đa dạng tính dục của con người. Nó không phải là một căn bệnh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về sự thật đó. Ở Việt Nam, vẫn còn nhiều những định kiến và phân biệt đối xử về cộng đồng này. Lý do đầu tiên là do sự hiểu biết hạn chế và sai lầm về xu hướng đồng tính luyến ái ở Việt Nam. Như bạn có thể thấy từ biểu đồ trên, 48% người tin rằng LGBT là một bệnh và có thể được chữa khỏi. 57% tin rằng LGBT chỉ là một xu hướng xã hội.
Người LGBT bị bao vây bởi những tin đồn, sợ bị cô lập và bạo lực. Họ bị đặt dưới sự lạc lõng và khủng hoảng. Không có gì lạ khi nhiều người chuyển giới giữ bí mật vì họ có thể bị tấn công bởi những ngôn từ rất thô lỗ. Ngoài ra, các tiêu chuẩn, giá trị truyền thống cũng tạo ra sự phân biệt đối xử với người LGBT. 77% phụ huynh sẽ thất vọng nếu con cái họ thuộc cộng đồng LGBT. 58% phụ huynh sẽ ngăn trẻ em chơi với người trong cộng đồng LGBT. Nhiều người đã từ chối nhận con cái hoặc dọa tự tử khi con em họ là LGBT.
May mắn thay, ngày nay, nhiều người có thái độ tích cực đối với cộng đồng LGBT. Điều này xuất phát từ sự hiểu biết ngày càng tăng về bản chất của LGBT, chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông. Hai biểu tượng LGBT quốc tế được công nhận nhất là hình tam giác màu hồng và cờ cầu vồng. Cờ cầu vồng không sử dụng cầu vồng thực tế.
Thay vào đó, màu sắc của cầu vồng được hiển thị dưới dạng sọc ngang, chỉ có 6 màu – đỏ ở phía trên và tím ở phía dưới. Nó đại diện cho sự đa dạng của người đồng tính nam và đồng tính nữ trên khắp thế giới.
Lá cờ cầu vồng này có thể được nhìn thấy trong nhiều phong trào xã hội thúc đẩy quyền LGBT ở nhiều nơi trên thế giới, và có thể thấy kết quả rõ ràng. Tại 28 quốc gia / lãnh thổ quyền hôn nhân đã được chính thức mở rộng cho các cặp đồng giới. Tại Việt Nam, về mặt pháp lý, mặc dù chưa được chính thức công nhận, hôn nhân đồng giới không còn bị cấm kể từ ngày 1/2015.
Luật này cũng được thông qua trong cùng năm, cho phép những người phẫu thuật chuyển giới đăng ký lại tên và giới tính của họ theo mong muốn. Từ những dè dặt vào năm 2012 đến cuộc diễu hành không khí đầy màu sắc trong lễ hội Viet Pride 2018, cộng đồng người LGBT Việt Nam ngày nay dường như mạnh mẽ hơn, và dám cất tiếng nói nhiều hơn để bảo vệ tình cảm, hạnh phúc của bản thân cùng với sự ủng hộ của nhiều người khác trong xã hội .
Vậy, làm thế nào chúng ta có thể giúp ngày càng nhiều người LGBT ra ngoài và có quyền như bất kỳ người nào khác? Vì LGBT không thuộc về bất kỳ loại bệnh tật hay bệnh tật nào, xã hội cần tôn trọng các hình thức đa dạng của mỗi cá nhân, tôn trọng quyền của người LGBT.
Chúng ta cũng nên quảng bá và truyền bá kiến thức thực sự về LGBT trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để tất cả mọi người có thể có nhận thức đúng đắn. Hình ảnh chân dung của người LGBT dựa trên định kiến về mô hình giới. Điều này sẽ góp phần giảm bớt định kiến, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT tại Việt Nam.
common