K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2020

2. Xử lí tình huống:
Tình huống 1:
Chiều nay lớp em có buổi lao động ở trường nhưng trời rất lạnh, lại có mưa
nhỏ.Một bạn trong lớp rủ em giả vờ ốm để khỏi phải đi lao động.
Em nên ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

=> Trong tình huống đó, em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy. Bởi vì, đó là trách nhiệm của học sinh, với lại mình cần phải rèn luyện tính siêng năng, chăm chỉ để hoàn thiện mình.
Tình huống 2:
Sau giờ thể dục, các bạn lớp 6A tranh nhau ra rửa tay chân ở một vòi nước trong sân trường.Các bạn xả nước tràn ra lênh láng khắp sân.Thấy vậy, Hà phê
bình và khóa vòi nước lại.Các bạn lớp 6A liền chế nhạo Hà là đồ keo kiệt, thích “
lên mặt dạy người”.
Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của Hà và các bạn lớp 6A?

=> Khi thấy hành động của Hà em sẽ khuyên Hà nên nhắc nhở nhẹ nhàng với các bạn để các bạn hiểu được các bạn đã làm sai ở chỗ nào. Đồng thời, em cũng sẽ nói cho các bạn lớp 6A hiểu rằng, Hà làm như vậy là muốn tốt cho các bạn, muốn cho các bạn hiểu là việc hoang phí nước sạch như vậy là không đúng. Vì vậy, các bạn đừng nên trách móc Hà như vậy.

8 tháng 3 2020

Nêu ý nghĩa

Nội dung

Ý nghĩa

1. Nước chảy đá mòn

Câu này có nghĩa là không một thành công nào đạt được nếu bản thân không biết cố gắng hết sức. Cho nên chúng ta cần chăm chỉ, chú tâm, cần mẫn cho dù việc gì khó khăn, hay bị vấp ngã chúng ta có thể vững vàng, không khuất phục vượt qua thì thành công là điều tất yếu.

2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu này có nghĩa nếu chịu khó tích lũy, sẽ sớm ngày có được những thứ mình muốn có, sự kiên nhẫn luôn luôn có thể mang lại cho con người một kết quả bất ngờ và thú vị!

3. Năng nhặt chặt bị

Câu này có nghĩa là tích tiểu thành đại ,tiết kiệm từ những phần nhỏ bé dẫn đến có những tài sản to lớn ,khuyên răn con người ta không nên coi thường những thứ nhỏ bé mà hãy biết trân trọng nó nhiwều cái bé sẽ thành cái lớn !

4. Tay làm hàm nhai

Tay quai miệng trễ

Câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc hưởng thụ đúng đắn. Nó là kinh nghiệm sống, là bài học, là lời khuyên bổ ích cho mọi người. Câu nói ấy đã thể hiện rõ quan điểm thái độ của chúng ta trong cống hiến và hưởng thụ.

5. Dao siêng mài thì sắc

Câu có nghĩa là nếu chúng ta chăm chỉ lao động, cần cù thì sẽ nhanh chóng đạt được thành công mà mình mong muốn.

6. Siêng học tập thì mau biết

Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến

Siêng làm thì nhất định thành công

Câu có nghĩa là nếu chúng ta siêng năng, chăm chỉ thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết và nhất định thành công.

7. Người siêng năng thì mau tiến bộ

Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no

Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh

Cả nước siêng năng thì nước mạnh

Câu có nghĩa là mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đều siêng năng, chăm chỉ thì sẽ tiến bộ, hạnh phúc, ấm no, xã hội nhanh chóng phồn thịnh.

Câu 2. Đọc tình huống dưới đây: Nhân dịp được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A, học lớp 8C, mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân...
Đọc tiếp

Câu 2. Đọc tình huống dưới đây:
Nhân dịp được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A, học lớp 8C,
mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán
kem gần trường và cả ba bạn không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện
nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y
tế gần đó để sơ cứu, rất may là 3 bạn chỉ bị trầy sát và xe bị hư hỏng nhẹ.
a. Hãy nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên và
nêu rõ những lỗi các bạn mắc phải.
b. Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống trên tham gia giao thông như thế nào để
đảm bảo an toàn?

1
17 tháng 12 2017

a) Hay nhận xét về hành vi tham gia gthong của 3 bạn trong tình huốnng trên và nêu rõ những lỗi các bạn phải mắc phải.
- hành vi của 3 bạn là vi phạm luật giao thông.
- Những lỗi các bạn mắc phải:
+ Không đội mũ bảo hiểm
+ Chở quá số người quy định.
+ Không nghiêm túc khi tham gia giao thông.
b) Em khuyên như thế nào dể bạn tham gia giao thông đảm bảo an toàn.
Lời khuyên: khi tham gia giao thông, các bạn nên đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, chở đúng số người quy định, nghiêm túc khi tgia giao thông và tránh mắc phải các lỗi vi phạm khác.

7 tháng 11 2016

1) iểu hiện tôn trọng lẽ phải:- chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập
- phê phán những việc làm sai trái
- lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến của bạn
- tôn trọng nội quy mà nhà trường đề ra
hành vi không tôn trọng lẽ phải :
- làm trái quy định của pháp luật
- vi phạm nội quy cơ quan, trường học
- thích việc gì thì làm
- không dám đưa ra ý kiến của mình

6) Tự lập nghĩa là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thân mình, mà không cần phải trông đợi, dựa dẫm vào người khác. Nhưng tự lập không có nghĩa là biệt lập, không có nghĩa là chỉ biết đến mình, không nhờ vả ai. Quan trọng là mọi sự giúp đỡ, góp ý đều có giá trị nhưng kết quả chính vẫn phải do mình tạo ra.

15 tháng 11 2017

Câu 2 : Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.

Biểu hiện :

  • Không kiêu căng, không coi thường người khác
  • Luôn lễ phép đối với người lớn, chan hòa với bạn bè, giúp đỡ mọi người.
Bài 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG. I, Nội dung bài học: 3, Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản công cộng. -Tuyên truyền, giáo dục công dân về nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. -Ban hành pháp luật trừng trị nghiêm khác những kẻ xâm phạm tài sản của Nhà nước và lợi ích...
Đọc tiếp

Bài 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH

CÔNG CỘNG.

I, Nội dung bài học:
3, Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản công
cộng.
-Tuyên truyền, giáo dục công dân về nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi
ích công cộng.
-Ban hành pháp luật trừng trị nghiêm khác những kẻ xâm phạm tài sản của Nhà nước và
lợi ích công cộng.
II, Bài tập:
A, Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi.........................tài sản nhà nước và
lợi ích công cộng
A, Đụng chạm đến. B, Sử dụng. C, Xâm phạm. D, Khai thác.
Câu 2: Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào sau đây
A, Chiếm đoạt tài sản nhà nước làm của riêng.
B, Chăm sóc cây xanh.
C, Lấn chiếm các công trình công cộng.
D, Sử dụng tài sản nhà nước và các công trình công cộng đúng mục đích, hiệu quả.
Câu 3: Hành vi nào là xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
A, Dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ phố. B, Đốt rừng làm nương rẫy.
C, Cắt trộm đường dây điện thoại. D, Xả chất thải độc hại ra sông, hồ.
B, Tự luận
Câu 1: Tìm 4 câu tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng tài sản nhà nước, tiết kiệm, chống
tham ô lãng phí.

Câu 2: Xử lí tình huống
Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8a rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng
say, H sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám
liền bỏ chạy.
Việc làm của H và mấy bạn nam lớp 8a là đúng hay sai? Vì sao?
Nếu em là H hoặc các ban nam lớp 8a thì em sẽ làm gì?

---Hết---

0
Bài 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG. I, Nội dung bài học: 3, Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản công cộng. -Tuyên truyền, giáo dục công dân về nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. -Ban hành pháp luật trừng trị nghiêm khác những kẻ xâm phạm tài sản của Nhà nước và lợi ích...
Đọc tiếp

Bài 17: NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH

CÔNG CỘNG.

I, Nội dung bài học:
3, Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và tài sản công
cộng.
-Tuyên truyền, giáo dục công dân về nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, lợi
ích công cộng.
-Ban hành pháp luật trừng trị nghiêm khác những kẻ xâm phạm tài sản của Nhà nước và
lợi ích công cộng.
II, Bài tập:
A, Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi.........................tài sản nhà nước và
lợi ích công cộng
A, Đụng chạm đến. B, Sử dụng. C, Xâm phạm. D, Khai thác.
Câu 2: Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào sau đây
A, Chiếm đoạt tài sản nhà nước làm của riêng.
B, Chăm sóc cây xanh.
C, Lấn chiếm các công trình công cộng.
D, Sử dụng tài sản nhà nước và các công trình công cộng đúng mục đích, hiệu quả.
Câu 3: Hành vi nào là xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
A, Dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ phố. B, Đốt rừng làm nương rẫy.
C, Cắt trộm đường dây điện thoại. D, Xả chất thải độc hại ra sông, hồ.
B, Tự luận
Câu 1: Tìm 4 câu tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng tài sản nhà nước, tiết kiệm, chống
tham ô lãng phí.

Câu 2: Xử lí tình huống
Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8a rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng
say, H sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám
liền bỏ chạy.
Việc làm của H và mấy bạn nam lớp 8a là đúng hay sai? Vì sao?
Nếu em là H hoặc các ban nam lớp 8a thì em sẽ làm gì?

---Hết---

0
Câu 1 : Tình bạn trong sáng , lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người ? Câu 2 : Theo em , để xây dựng một tình bạn trong sáng , lành mạnh , mỗi chúng ta cần phải làm gì ? Câu 3 : Em hiểu như thế nào về câu nói : " Chọn bạn mà chơi " ? Câu 4 : BTTH Em sẽ làm gì nếu gặp các tình huống sau đây ? a) Bạn em giận em vì không cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra b) Bạn mặc...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tình bạn trong sáng , lành mạnh có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của con người ?
Câu 2 : Theo em , để xây dựng một tình bạn trong sáng , lành mạnh , mỗi chúng ta cần phải làm gì ?
Câu 3 : Em hiểu như thế nào về câu nói : " Chọn bạn mà chơi " ?
Câu 4 : BTTH
Em sẽ làm gì nếu gặp các tình huống sau đây ?
a) Bạn em giận em vì không cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra
b) Bạn mặc một cái áo không phù hợp với màu da nên trông rất xấu . Em sẽ nói với bạn như thế nào để bạn không chọn màu áo đó nữa mà vẫn không mất lòng
c) Một bạn trai chơi rất thân với em từ nhỏ , sao nhẵng việc học tập . Bạn ấy bảo bạn không thể nghĩ được gì hơn , vì chỉ nghĩ đến em . Em sẽ xử sự như thế nào ?
d) Khi bạn gặp chuyện buồn , em sẽ làm gì ?
e) Bạn em rủ em hút thuốc lá để chứng tỏ bản thân rằng mình đã lớn
g) Bạn em có một số tiền lớn và rủ em đi vào quán bar cho biết đó biết đây
h) Bạn đã đổ oan lỗi cho em khi cô giáo có ý trách phạt . Em sẽ làm gì ?
Câu 5: Em hãy sưu tầm một câu chuyện , một ấm gương về tình bạn trong sáng , lành mạnh mà em được biết và kể cho bạn bè

HELPPPPP MEEE

0
1. Vì sao cần phải có pháp luật và kỉ luật ? Em hãy lấy ví dụ để chứng minh ? 2. Tính kỉ luật của người học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập , trong sinh hoạt hàng ngày và cộng đồng? 3. Em hãy nêu những biện pháp để rèn luyện tính kỉ luật của bản thân 4. Có ý kiến cho rằng , những quy định của pháp luật và kỉ luật làm cho con người bị gò bó , mất tự do . Em có...
Đọc tiếp

1. Vì sao cần phải có pháp luật và kỉ luật ? Em hãy lấy ví dụ để chứng minh ?
2. Tính kỉ luật của người học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập , trong sinh hoạt hàng ngày và cộng đồng?

3. Em hãy nêu những biện pháp để rèn luyện tính kỉ luật của bản thân
4. Có ý kiến cho rằng , những quy định của pháp luật và kỉ luật làm cho con người bị gò bó , mất tự do . Em có đồng ý với ý kiến này hay không ? Vì sao ?
5. BTTH : Trong giờ thi học kì , bạn thân của em không làm được bài tập . Bạn ấy muốn em đừa bài cho bạn ấy chép . Em sẽ làm gì nếu gặp phải tình huống này ?
6. BTHH : Mặc dù mới là học sinh lớp 8 nhưng Kiên đã rất thành thạo các trò cờ bạc . Đến lớp , giờ ra chơi , Kiên thường lôi kéo , rủ rê các bạn nam trong lớp chơi tôm , cua , cá ăn tiền . Bạn nào chơi thua mà trót không có tiền trả , Kiên sừng sổ dọa nạt thậm chí đánh cả bạn
a) Em có nhận xét gì về hành vi của Kiên ? Những việc làm của Kiên sẽ đem đến những hậu quả gì ?
b) Nếu em là học sinh trong lớp của Kiên , em sẽ làm gì để ngăn chặn những hành vi sai trái này ?

1
8 tháng 10 2018

1. Cần có pháp luật và kỉ luật để đảm bảo trật tự an ninh xã hội, điều chỉnh hành vi con người nhằm đạt được mục tiêu cá nhân cũng như xã hội, là cơ sở tạo nên xã hội kỉ cương

Ví dụ : Mỗi bạn trong lớp học đều tuân thủ nội quy trường lớp thì không ai sẽ bị phạt, góp phần làm cho lớp đạt danh hiệu lớp xuất sắc, lớp tiên tiến, được thầy cô quý mến

2. Được thể hiện ở học tập, trong sinh hoạt và cộng đồng :

- Tuân thủ nội quy trường lớp, cộng đồng

- Đoàn kết giúp đỡ nhau, thi đua học tốt

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công

- Không sa vào tệ nạn xã hội

3.

Các biện pháp ( tương tự như ý 2 )

4. Em không đồng ý với ý kiến này vì theo em những quy định của pháp luật và kỉ luật sẽ giúp em rèn luyện được nhân cách, trở thành một công dân tốt, được mọi người yêu quý, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

5. Em sẽ không đưa bài cho bạn vì làm thế không những vi phạm nội quy trường lớp mà còn gián tiếp hại bạn

6.

a) Hành vi của Kiên là hành vi cực kì đáng chê trách, như vậy Kiên đã vi phạm pháp luật, nhân cách cũng vì thế mà ảnh hưởng trầm trọng, còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Việc làm của Kiên có thể làm Kiên bị pháp luật trừng trị, mọi người khinh thường, ghét bỏ, tương lai bị chính mình vùi dập.

b) Em sẽ khuyên ngăn bạn, nếu không được thì nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn như thầy cô giáo hoặc bố mẹ của Kiên

I. TRẮC NGHIỆM : Chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Câu tục ngữ thể hiện lối sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là: A. Rủ nhau làm phúc chớ giục nhau đi kiện. B. Gắp lửa bỏ tay người. C. Lỗi người thì thổi cho to, lỗi mình thì lo bưng bít. D. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào. Câu 2: Việc làm trái với nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là: A. Trồng cây, làm vệ sinh...
Đọc tiếp

I. TRẮC NGHIỆM :
Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Câu tục ngữ thể hiện lối sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là:
A. Rủ nhau làm phúc chớ giục nhau đi kiện.
B. Gắp lửa bỏ tay người.
C. Lỗi người thì thổi cho to, lỗi mình thì lo bưng bít.
D. Vạ bởi miệng ra, bệnh bởi miệng vào.

Câu 2: Việc làm trái với nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là:
A. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố.
B. Lấy vợ, chồng sớm.
C. Mỗi gia đình đều thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
D. Học sinh tham gia phòng chống HIV/AIDS ở trường và địa phương.

Câu 3: Việc làm thể hiện tính kỉ luật là:
A. Nhân dân tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Học sinh tham gia thảo luận nội quy nhà trường.
C. Học sinh đi học đúng giờ.
D. Công nhân kiến nghị với Ban giám đốc nhà máy tăng lương cho người lao động.

Câu 4: Trong các ý kiến sau, ý kiến đúng là:
A. Tình bạn là tình cảm giữa hai người với nhau và chỉ hai người mà thôi.
B. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có giữa những người khác giới.
C. Bạn bè là phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
D. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía.

Câu 5: Hành vi thể hiện lao động sáng tạo là:
A. Trong học tập An thường làm theo những điều thầy cô đã nói.
B. Trong giờ học các môn khác, Lân thường đem bài tập toán ra làm.
C. Suy nghĩ để tìm ra nhiều cách làm bài khác nhau trong học tập.
D. Đang là sinh viên, song anh Quân thường hay bỏ học để làm kinh tế thêm.

Câu 6: Hãy chọn câu trả lời sai về biện pháp giúp ta bảo đảm an toàn, tránh được tai nạn khi tham gia giao thông:
A. Né tránh những hành vi vi phạm pháp luật.
B. Tự giác chấp hành Luật Giao thông.
C. Không coi thường hoặc cố ý vi phạm Luật Giao thông.
D. Phải học tập để hiểu pháp luật và an toàn giao thông.

Câu 7: Người điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm2 trở lên phải:
A. 14 tuổi trở lên.
B. 16 tuổi trở lên.
C. 18 tuổi trở lên.
D. 20 tuổi trở lên.

Câu 8: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta xuất hiện dưới thời:
A. Thời Nguyễn.
B. Thời Trần.
C. Thời Lê.
D. Thời Lí.

Câu 9: Trong những ý kiến sau theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Đánh dấu X vào cột tương ứng. (1 điểm).
Các ý kiến Đúng Sai
- Những thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
- Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.
- Tình bạn giữa những người khác giới ở độ tuổi (13 - 20) khó duy trì hơn so với tình bạn giữa những người cùng giới.
- Cần tiếp thu và làm theo những điều tốt đẹp của các dân tộc.

II. Tự luận
Câu 1 : Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì? Biện pháp để xây dựng nếp sông văn hóa cộng đồng dân cư? Là học sinh, theo em cần làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư?

Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc những bạn học sinh nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và đã có những người thành đạt?

Câu 3 : Cho tình huống sau.
Ông nội Minh ở quê ra chơi, cả nhà vui vẻ đón tiếp ông. Bố mẹ mua quần áo, thức ăn ngon và đưa ông đi thăm cảnh đẹp nhiều nơi. Riêng Minh rất khó chịu vì luôn phải nhắc ông: bỏ dép ra ngoài cửa, không nói to, không tắt điện, mở tivi xem những chương trình mà Minh không thích...

Hỏi: Em hãy cho biết ý kiến của mình về thái độ của Minh?

2
4 tháng 1 2018

I.Trắc nghiệm.

Câu 1:A.

Câu 2:B.

Câu 3:B.

Câu 4:D.

Câu 5:C.

Câu 6:Mk cảm thấy là ko có câu nào sai.

Câu 7:C.

Câu 8:D.

Câu 9:1>Đúng.

2>Sai.

3>Sai.

4>Đúng.

4 tháng 1 2018

II.Trắc nghiệm:

Câu 1.

-Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đ/s văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh,phong phú như giữ gìn trật tự an ninh,vệ sinh nơi ở;bảo vệ cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp;xây dựng tình đoàn kết xóm giềng;bài trừ phong tục tập quán lạc hậu,mê tín dị đoan và tích cực phòng,chống các tệ nạn XH.

-Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân.Học sinh cần tránh những việc làm xấu xa và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ử cộng đồng dân cư.

27 tháng 12 2017

câu 1

Để có được bước tiến văn minh, tiến bộ về các mặt như ngày nay, từ thời xa xưa, con người đã không ngừng lao động, sáng tạo tiếp nối những thành tựu của thế hệ đi trước để hoàn thiện mục đích cuối cùng của một, phát minh, sáng chế... phục vụ con người. Như vậy, lao động sáng tạo và tự giác là một bước tiến tự nhiên của nhân loại. Nếu không, sẽ bị đào thải, hủy diệt. Một điều mà không ai mong muốn.
27 tháng 12 2017

Câu 2 :

Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.