Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lào
a,vị trí địa lí
-Thuộc khu vực Đông Nam Á
-Phía đông giáp Việt Nam
-Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma
-Phía tây giáp Thái Lan
-Phía nam giáp Cam-pu-chia.
=> Giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng đường bộ, đường sông và thông qua cảng biển của miền Trung Việt Nam.
b,điều kiện tự nhiên
-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
c,Nhận xét
. Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
. Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất.
Cam-pu-chia
a,vị trí địa lí
-Thuộc khu vực Đông Nam Á
-Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan
-Phía đông bắc giáp Lào
-Phía đông và đông nam giáp Việt Nam
-Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan
=> Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.
b,Điều kiện tự nhiên
– Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
– Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.
. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa.
– Sông, hồ lớn: sông Mê Công, Biển Hồ (còn gọi là hồ Tông-lê-sáp) nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước.
c,nhận xét: điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
. Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.
. Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

2/ giới thiệu một số chứng cứ về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam mà em tâm đắc nhất.
- Bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong "Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư" do Đỗ Bá, tự Công Đạo, biên soạn đời Chính Hòa (1680 - 1705) , triều Lê. Chú thích trên bản đồ này có ghi địa danh Bĩa Cát Vàng bằng chữ Nôm, ở ngoài khơi phủ quảng ngãi.
- Các thư tích cổ về sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
-...
3/biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
* Thuận lợi :
+ Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá , tôm, mực, san hô,...)
+ Khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại)
+ Có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vịnh,... thuận lời để phát triển nghề đánh cá, khai thác chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển.
* Khó khăn : thiên tai, bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

a. Địa hình và sông ngòi:
Tự nhiên của khu vực có sự phân hoá từ đông sang tây.
+ Phần đất liền: chiếm 83,7% diện tích khu vực.
– Tại đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây.
– Vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn ở phía đông ven vùng duyên hải.
– Mạng lưới sông dày đặc có các sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
+ Phần hải đảo: là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương.
b. Khí hậu và cảnh quan:
+ Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: Có khí hậu gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hạ mát ẩm mưa nhiều.
+ Nửa phía tây phần đất liền: Với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc, bán hoang mạc và miền núi cao.

3.- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...
Thời gian | Chứng cứ quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo VN |
thế kỉ XVII | gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Nhiều tài liệu cổ của VN như Toàn Tập Thiên Lam Tứ Chí Lộ Đồ Thư |
1776 | Phủ Biên Tạp Lục |
1844-1848 | Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên |
1865-1875 | Đại Nam nhất thống chí |
2Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
3 Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất
a, Thuận lợi:
- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
+ Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
+ Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
b, Khó khăn:
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.
- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú :
Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng rất lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc ...
Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng (thuỷ năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt...) rất dồi dào. Tính đa dạng của tài nguyên là cơ sở để tạo ra sự đa dạng các sản phẩm.
- Thiên nhiên châu Á cũng gây nhiều khó khăn cho con người:
Các vùng núi cao hiểm trở, các hoang mạc khô cằn rộng lớn, các vùng khí hậu giá lạnh khắc nghiệt chiếm tỉ lệ lớn so với toàn bộ lãnh thổ đã gây trở ngại lớn cho việc giao lưu giữa các vùng, việc mở rộng diện tích trồng trọt và chăn nuôi của các dân tộc.
Các thiên tai như động đất, hoạt động núi lửa, bão lụt... thường xảy ra ờ các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á, gây thiệt hại lớn về người và của.