K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2

Bây giờ bạn thay đổi thành nhân vật rùa đi, đây là bài văn:

Tôi là một chú rùa chậm chạp. Nhưng vào một ngày nọ, tôi đã thắng trong cuộc thi chạy cùng với người chạy nhanh nhất trong khu rừng chình là thỏ. Câu chuyện diễn ra như sau: Vào một ngày nọ, chú thỏ kiêu ngạo nói với mọi người rằng :"Tôi là người chạy nhanh nhất trong khu vườn này. Có ai muốn chạy thi với tôi để chứng minh lời nói của tôi rất đúng không." Đúng lúc đó tôi đi ngang qua, nghe được những lời hống hách của thỏ tôi bực mình và nói tôi muốn thi với chú. Thỏ cười ngạo tôi và nói: " Ấy ấy tôi không muốn thi với bác đâu. Sợ bác thua, bác buồn, mọi người lại nói tôi thế này thế nọ". Có gì đâu chứ. Chúng ta cứ thi thử xem ai thắng ai bại. Tôi biết tôi sẽ thua nhưng tôi không chịu được sự kiêu ngạo của thỏ. Rồi cuộc thi bắt đầu. tôi chỉ có chạy được mấy bước mà thỏ đã chạy được nửa quãng đường. Thỏ chạy một lúc, rồi chú thấy một cái cây to. Chú nghĩ: "Mình cứ ngồi nghỉ ở đây một lúc rồi chạy tiếp. Có khi đến lúc đó rùa mới chạy chưa được nửa quãng đường". Vì mệt quá, thỏ vừa nằm xuống gốc cây đã ngủ thiếp đi luôn. Cho đến khi tôi dã chạy gần đến đích thì thỏ mới thức dậy. Thỏ giật mình khi thấy tôi đã về gần đến đích. Chú đứng dậy và cố gắng chạy thật nhanh để đuổi kịp tôi. Nhưng không, cuối cùng tôi đã về đến đích. Tôi đã thắng cuộc rồi, tôi rất vui vẻ. Mọi người tung hô tôi và đồng thanh nói: Rùa vô địch! Rùa vô địch! Nhờ sự kiên trì của mình mà tôi đã thắng thỏ. Còn thỏ thì đã nhận được một bài học nhớ đời. thỏ đã hiểu rằng cái gì cũng phải cần sự kiên trì mới thành công. nếu chủ quan bạn sẽ không thể thành công được.

22 tháng 9 2016

 Bố mẹ đã dạy con bài học đầu tiên là phải biết quý trọng tình người vì "Con ơi! Thương người như thế thương thân. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Sống trên đời cần có một tấm lòng". Bài học đó con vẫn chưa ghi tạc hết, trong cơn mưa tầm ta, giúp một đứa trẻ qua con hoạn nạn con mới thấy tình người thật đáng cao quý biết bao. Trong con giờ đây, câu chuyện của người hôm qua vẫn còn nguyên vẹn. 

Hôm ấy, như mọi lần, con lại tung tăng chân sáo tới trường. Từng cơn gió nhẹ nhàng lướt qua tôi mạng lại không khí se lạnh của mùa đông, tạo nên âm thanh huyền diệu; tiếng cây xào xạc, tiếng áo người đi xe phần phật... Nghê sao mà giống tiếng hát mượt mà của chị gió đang dẫn đường cho bác mùa đông già nua khó tính. Trong cảnh sắt mờ hơi sướng ấy, không khí trong lành đến lạ thường. Con đang nghĩ bầu trời hôm nay sao đẹp đến thế thì bỗng có tiếng khóc thút thit ở đâu đó lọt vào "giác quan thứ sáu" của con. Nhìn quanh quẩn cuối cùng cũng thấy một em bé khoảng 5, 6 tuổi đang đứng khóc một mình. Con nghĩ ngay "Chắc em bé này bị lạc". Không chần chừ, con tiếng tới gần em, hỏi: 
- Em bị lạc mẹ à? 
Em bé vừa khóc nất lên, vừa nghẹn ngào: 
- Chị ơi... mẹ em... em muốn mẹ... Hic... hic... mẹ ơi....! 
Con nhẹ nhàng vuốt tay lên mái tóc em, dỗ dành: 
- Thế chị dần em đi tìm mẹ nhé! 
Em bé không nói, chỉ khẻ gật đầu, tay gạt nước mắt. Con mĩm cười thân thiện, rút khăn ra đưa cho em: 
- Uhm, ngoan lắm! Năm tay chị đi thôi nào! 
Em bé đáp hồn nhiên: 
- Vâng ạ! 
Đi được một đoạn bỗng con khựng lại "Thôi chết, còn 15 phút nữa vô lớp rồi biết. Làm sao bây giờ?" Con đắng đo suy nghĩ: nên để em bé ở lại đây hay là tiếp tục dẫn em bé đi tìm mẹ... Nhưng cuối cùng con cũng có cách. Con dẫn em bé đến đồn công an để các chú giúp tôi tìm mẹ của em. Trên đường đi, con nghĩ thầm " Nếu có trễ vài phút chắc là không sao đây! Mình báo với cô lại sự việc là được!" Tới đồn: 
- Có chuyện gì vậy cháu bé? 
- Dạ, có em bé này bị lạc mẹ ạ! 
- Cháu gặp em bé này ở đâu? 
- Dạ, cháu gặp em bé ở đường đến trường cháu - Trường THSC Nguyễn Thái Bình ạ! 
Chú công an ngạc nhiên: 
- Ủa, vậy người phụ nữ lúc nãy là mẹ của em bé này rồi! Lời khai của cháu trùng với lời khai của người phụ nữ đó mà. Thôi được rồi, chú sẽ thông báo lại để em bé này về với mẹ - chú ông an xoa đầu em bé. 
- Dạ vâng! Thôi cháu chào chú ạ! - Con vội chạy đến lớp cho kịp giờ học. 

Bố mẹ ơi! Con đã làm được việc giúp ích cho đời rồi đấy. Con sẽ ghi lồng tạc dạ lời dạy của bố mẹ. Con hứa sẽ làm những việc tốt nữa. Đễ không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ!....

22 tháng 9 2016

 

Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa.

Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu. Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ:

- Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy?

Cậu bé lí nhí trả lời:

- Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7A7.

Thầy lại hỏi:

- Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại?

Cậu học trò đáp:

- Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú.

- Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à?

- Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ.

Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói:

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quí. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia?

Tài cười nói:

- Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn.

Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó.

Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí.

18 tháng 9 2016

chị ơi em lớp 6 mà phải thi với bài này T_T

 

27 tháng 9 2016

tui cũng thế ,chả hiểu cái gì luôn

17 tháng 8 2018

sọ dừa , thạch xanh , e bé thông minh

k mik nha

7 tháng 12 2016

b. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Tác dụng của phép điệp : Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, khát khao dâng hiến, tình cảm đối với Bác Hồ…

 

7 tháng 12 2016

a. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

=> Phép điệp góp phần nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều : nỗi xót xa, tủi nhục về thân phận,ý thức sâu sắc về nhân phẩm.

- Phép điệp còn có tác dụng tạo âm hưởng cho đoạn thơ.

 

27 tháng 10 2016

@ Lê Nguyên Hạo
@Nguyễn Phương Linh
@Mai Phương aNH

26 tháng 6 2017

dương ngọc tuấn

25 tháng 10 2016

Ko có gì hay bằng lời cũ

13 tháng 11 2016

câu 1:

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước

câu 2:

Mở bài:

- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.

Thân bài:

- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.

* Vẻ đẹp chung của những người lính

- Họ đều thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Họ bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.

- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.

* Vẻ đẹp riêng.

Đồng chí

- Người lính chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.

- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”

- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.

- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.

- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.

* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:

.- Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.

- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.

Đồng chí.

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.

- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.

Kết bài :

- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .

- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.

19 tháng 11 2016

oe

10 tháng 12 2016

Tụng giá hoàn kinh sưnhư một trang kí sự bằng thơ nóng hổi tính thời sự và đầy ắp sự kiện lịch sử của thời đại nhà Trần. Bài thơ tứ tuyệt này ghi lại một cách hào hùng hai chiến công vang dội của quân và dân Đại Việt vào xuân - hè năm Ất Dậu (1285): trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Thừa thắng, quân ta tiến lên giải phóng kinh thành Thăng Long. Trần Quang Khải kể lại hào khí chiến thắng đó:

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Thượng tướng Trần Quang Khải là một người văn võ toàn tài, một trong những anh hùng - thi sĩ tài ba lỗi lạc thời nhà Trần. Ông là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược chỉ huy tướng sĩ làm nên những chiến công oanh liệt Chương Dương, Hàm Tử.

Hai câu đầu ghi lại những trận thuỷ chiến dữ dội nổ ra trên chiến tuyến sông Hồng. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 - 1285, tướng Trần Nhật Duật chém được Toa Đô. Hai tháng sau, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên - Mông tại bến Chương Dương. Hàng vạn giặc bị tiêu diệt, bịbắt làm tù binh. Quân ta chiếm được nhiều chiến thuyền, vũ khí và lương thảo của quân giặc phương Bắc.

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối, làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược đã diễn ra tại bến đò và quan ải trọng yếu trên phòng tuyến sông Hồng. Việc sau (Chương Dương) nói trước, việc trước (Hàm Tử) kể sau: nói ít mà gợi nhiều, sức rung cảm của vần thơ rất kì diệu:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan”.

Hai cụm từ: “Đoạt sáo” (cướp giáo) và “Cầm Hồ” (bắt giặc Hồ) được đặt ở vị trí đầu cầu thơ, như một trọng âm, một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn, đồng thời gợi tả hai cú đánh trời giáng xuống đầu quân xâm lược, Chiến công nối tiếp chiến công, quân ta đánh thắng giòn giã. Niềm vui thắng trận tràn ngập lòng người. Từ nhà vua đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân, ai ai cũng hả hê, sung sướng.

Cuốn Kinh thế đại điển tự lục đời Nguyên đã ghi nhận: “Thuỷ lục đến đánh vào đại doanh, vây thành vòng, tuy chết nhiều, nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông. Quan quân (nhà Nguyên) sớm tối đánh rất khôn đôn, thiếu thôn, khí giới đều kiệt”.

Hai chiến công ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử đã làm thay đổi cục diện chiến trường, quân ta từ rút lui chiến lược đã tiến lên phản công như vũ bão. Mới ngày nào, 50 vạn quân Mông cổ do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang như sóng dữ tràn ngập bờ cõi Đại Việt. Khói lửa ngút trời kinh thành Thăng Long. Giặc từ hai phía kẹp lại như hai gọng kìm sắt, từ ải Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng với tài thao lược của Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ, quân ta đã “lấy đoản binh chế trường trận” của quân xâm lược Thiên triều. Trận Chương Dương, Hàm Tử đại thắng. Thế cờ đảo ngược. Quân ta đánh thắng giòn giã, giáng sấm sét xuống đầu lũ giặc phương Bắc. Kinh thành Thăng Long được hoàn toàn giải phóng. Quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang của dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu (1285) là mùa hè mà niềm vui chiến thắng trào dâng sông núi. Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang kí sự chân thực, hào hùng, mang phẩm vị anh hùng ca tạo nên một nét rất đẹp của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư.

Máu xương của ba quân, lòng quả cảm của người chiến binh, tài thao lược của tướng soái... đã góp phần làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử oanh liệt. Phải là người trong cuộc, phải là nhà thơ tài hoa, Trần Quang Khải mới viết được những câu thơ hùng tráng như vậy! Tác giả Tụng giá hoàn kinh sư là một trong những thi sĩ đầu tiên của Đại Việt đã đem địa danh sông núi thân yêu in đậm vào lịch sử và nền thơ ca dân tộc như mộtdấu son chói lọi: Chương Dương và Hàm Tử. Ta đã biết tính hàm súc là một trong những tính chất làm nên vẻ đẹp văn chương của thơ ca đích thực. Chỉ bằng hai câu thơ ngũ ngôn, thi sĩ đã gợi ra bao ý nghĩ, bao liên tưởng, bao cảm xúc, ý vị sâu xa về sức mạnh Đại Việt.

Từ trong khói lửa của chiến tranh, từ trong đống tro tàn của đất nước, nhà thơ đã nghĩ về đất nước trong ngày mai thanh bình. Phần hai của bài thơ nói lên những suy nghĩ của Trần Quang Khải về giang sơnTổ quốc, về tiền đồ của dân tộc. Giọng thơ trở nên sâu lắng, thâm trầm. Như một lời tâm tình, nhắn gửi:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”.

Nhà thơ tự nói với mình, tự nhắc nhở mình về nhiệm vụ trước mắt mà cũng là nhiệm vụ lâu dài: “Thái bình tu trí lực”. Giặc ngoại xâm đã bị quét sạch, đất nước mới được thái bình, các quý tộc, các vương hầu phải “tu trí lực”, nghĩa là nên gắng sức, đem tài trí, đem sức người, sức của ra xây dựng đất nước. Đó cũng là điều tâm huyết mà nhà thơ muốn nhắc nhở mọi người. Lời thơ cho thấy nhãn quan sáng suốt, sâu xa của Trần Quang Khải, cho thấy tầng lớp quý tộc nhà Trần là lực lượng tiến bộ nhất, trong xu thế đi lên của lịch sử, đang nắm quyền lãnh đạo đất nước Đại Việt.

Vì sự vững bền của giang sơn đến muôn đời mà “tu trí lực”. Lời thơ bình dị, nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong, cái ý thức nhắc nhở của nhà thơ thì không chút tầm thường và đơn giản. Câu thơ hàm chứa một tư tưởng vĩ đại. Khi Tổ quốc Đại Việt đứng trước họa xâm lăng của Hốt Tất Liệt thì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” (Trần Quốc Tuấn). Trong hòa bình, từ vua tôi đến tướng sĩ, từ vương hầu đến người dân bình thường, ai ai cũng phải biết “tu trí lực” sống hết mình vì sự bền vững muôn thuở của đất nước thân yêu: Tự hào về quá khứ oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước, về tiền đồ của dân tộc, để sống và lao động sáng tạo sao cho thật có ích, có nhiều ý nghĩa:

“Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Tóm lại, bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư là một kiệt tác trong nền thơ văn cổ Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc. Bài thơ có giá trị lịch sử như một tượng đài chiến công tráng lệ, nó làm ta sống lại những năm tháng kháng chiến hào hùng đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Nó nhắc nhở mỗi con người Việt Nam biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, đẹp tươi, bền vững muôn đời. Trên hành trình đi tới thế kỉ XXI của nhân dân ta, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh...”. Bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải vẫn mang tính thời sự thiết thực đốivới mỗi chúng ta. Tâm thức của thi sĩ - anh hùng vẫn như ánh sao chiếu sáng bầu trời quê hương đất nước!

10 tháng 12 2016

+ Thời tiết diễn biến thất thường

+ Mùa mưa có năm đến sơm, năm lại đến muộn

+ Lượng mưa có năm ít, có năm gây lũ lụt, năm lại gây hạn hán

19 tháng 12 2021

giống nhau bn nhé

19 tháng 12 2021

thực ra hai ý đều giống nhau vì đề đưa ra tình cảm và cảm xúc của mik vs đối tượng biểu cảm đó

7 tháng 7 2016

Tìm cốt truyện cho đề sau : Kể lại 1 chuyện lý thú mà em đã gặp trong dịp hè.

 Trả lời các câu hỏi :
- Câu chuyện xảy ra trong không gian, thời gian nào ?
- Câu chuyện xảy ra vào ngày chủ nhật, 7 giờ 30 phút ở công viên cạnh nhà
- Nguyên nhân do đâu ?
- Nguyên nhân do chị Hoa bày trò chơi đồ hàng.
- Diễn biến thế nào ?
Chị Hoa chơi bán đồ hàng cho các em nhỏ, các em nhỏ chơi rất vui vẻ, bỗng chị Hoa lúc không để ý vì đang tìm bán cho bé Lan một bó hoa; bé Ngọc ra chỗ chị Hoa  giấu hoa vào đằng sau lưng khiến chị Hoa bối rối tìm hoa. Bé Ngọc rất thông minh nên bé cũng giả vờ tìm phụ chị Hoa. Sau khi chị Hoa mệt thì bé mới ra đằng sau lưng chị Hoa lấy bó hoa mà bé Lan cần mua. Bé Ngọc trêu chị Hoa là mắt để lên trời khiến cho chị Hoa mất mặt vì 1 đứa em nhỏ. Nhưng chị Hoa lại gật đầu nói:'' Ừ, Ngọc nói đúng thật, mắt chị chạy lên trời ấy mà''
- Kết quả ra sao ?
Chị Hoa cùng bọn nhóc lăn ra cười rồi chị Hoa kể chuyện cười của chị cho các bé nghe. Đúng là một ngayf thật vui vẻ cho chị Hoa và các bé khiến chị Hoa càng ngày càng yêu trẻ con.
Các bạn giúp mình với, các bạn chỉ cần trả lời các câu hỏi ở trên thôi.
27 tháng 9 2016

cũng hay í chứ