Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lễ hội Búp bê | Tết Thiếu nhi | |
Đối tượng | Dành cho các bé gái. | Dành cho các bé trai. |
Thời gian | Được tổ chức vào ngày 3/3. | Được tổ chức vào ngày 5/5. |
Ý nghĩa | Cầu may và sức khỏe. | Cầu sức mạnh và ý chí kiên cường. |
Các hoạt động | - Trưng bày nhiều búp bê Hi-na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình. - Quây quần bên nhau, ăn cơm đậu đỏ, bánh hi-si-mô-chi. | Treo đèn lồng cá chép hoặc những dải cờ hình cá chép sặc sỡ nhiều màu. |

Ở Việt Nam có những ngày lễ, ngày tết dành cho trẻ em như: tết Thiếu nhi 1/6, tết Trung thu 15/8 âm lịch. Một số hoạt động được trẻ em yêu thích trong những ngày lễ, ngày tết đó là rước đèn và phá cỗ.

Trong những lễ hội được nói đến ở bài đọc, em thích nhất là lễ hội Hoa anh đào. Vì vào ngày lễ này sẽ được ngắm hoa anh đào nở rộ - đây là một trong những loài hoa biểu tượng của Nhật Bản. Ngoài ra còn được quây quần, liên hoan, hát hò, nhảy múa,.. cùng tất cả mọi người.

Tham khảo
Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (10 mẫu) - Tập làm văn lớp 4
Tham khảo!
Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.
Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.
Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.
Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Không đơn giản chỉ là tái hiện những mô thức văn hóa cổ xưa mà qua đó lễ hội thể hiện khát khao nhân bản được tiếp nối và phát huy sức mạnh, sự toàn năng của thiên nhiên hay thần linh và các anh hùng trong lịch sử. Là sinh hoạt tập thể đem lại sự hứng khởi cho mọi người nên những nghi thức lễ hội dần đi vào tâm thức tạo thành niềm cộng cảm thiêng liêng

Tham khảo:
Hội Vía Bà
Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.
Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.
Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).
Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ghi nhớ công ơn cứu mạng của bà khi đang tìm đường thoát thân trên núi, nên sắc phong cho bà là Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Trong chùa có tượng Bà được tạc bằng đồng đen để nhân dân ngày đêm cúng bái, phụng thờ, tỏ lòng tạ ơn.

https://cdn3.olm.vn/upload/img/1021/img_2023-10-21_6533f9895b9fb.jpg

Em năm nay đã là học sinh lớp 6 nhưng vẫn còn ham chơi , thường xuyên để cha mẹ nhắc nhở , trách phạt . Nhưng ở cái tuổi này có vẻ em còn ương bướng lắm . Cho đến hôm nay , trong tiết giáo dục công dân , em được nghe câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi em mới ngộ ra nhiều điều và có thêm được nhiều bài học.
Đó là câu chuyện : Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam .
Nhân chuyến công tác tại miền Nam , Bác đã có chuyến thăm trường thiếu nhi miền Nam. Hay tin Bác sẽ đến thăm nên các thầy cô, các bạn thiếu nhi trong trường háo hức lắm . Mọi người đều dọn dẹp , chuẩn bị thật tỉ mỉ và kĩ càng để chào đón Bác . Khi Bác đến thăm , mọi người đều ùa ra đón Bác mời Bác ra hội trường đã chuẩn bị sẵn . Nhưng Bác lại muốn các cô dẫn ra nhà bếp và phòng ngủ để xem các cháu của Bác ăn no, ngủ ấm và chăm sóc có được chu đáo không . Rồi Bác lấy kẹo chia cho từng cháu nhưng có một bạn đứng nép ngoài mép cửa với gương mặt buồn rượu.
Thấy vậy ,Bác gọi lại hỏi chuyện :
-Cháu tên là gì ? Vì sao đứng ở đây?
Cậu bé đáp rằng cậu tên là Tộ , vì phạm lỗi không rửa tay , để tay bị bẩn nên bị các cô chú phạt không được nhận kẹo của Bác . Nghe chuyện , Bác chỉ cười và bảo Tộ đi rửa tay rồi Bác sẽ cho kẹo.Sau đó , Bác dạy :
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Tộ cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác . Từ đấy, Tộ cũng luôn giữ bàn tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
Qua câu chuyện trên , em thấy thật xấu hổ vì mình còn để bố mẹ phải nhắc nhở nhiều lần mà còn ương bướng không nghe. Và em cũng như bạn Tộ trong câu chuyện đều cảm động trước sự dạy bảo và chăm sóc ân cần của Bác. Đối với Bác , mọi thiếu nhi trên đất nước đều là cháu của Bác và cháu nào cũng ngoan , cũng đáng được yêu thương . Em cảm thấy rất yêu quý , trân trọng và biết ơn Bác . Về những việc Bác đã làm cho Tổ quốc , những sự hi sinh không thể tả thành lời ;những sự dạy bảo ; những tình yêu dành cho thiếu nhi nói riêng và đồng bào nói chung . Bác dành cả cuộc đời dành cho Tổ quốc máu thịt chỉ vì một ham muốn tột bậc “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã cống hiến cả thanh xuân tuổi trẻ , cuộc đời vì độc lập dân tộc ,vì sự tự do của muôn dân và vì tình yêu cho thiếu nhi , cho đồng bào. Đến tận lúc ra đi người vẫn còn lo lắng cho miền Nam máu thịt , lo lắng vì đại sự dân tộc vẫn chưa thành -đất nước chưa được giải phóng hoàn toàn và để lại muôn vàn tình thương “ Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng…”. Tuy rằng người đã ra đi và rất nhiều thế hệ sau chưa từng tận mắt thấy , tận tai nghe và được cảm nhận tình thương của Bác . Nhưng những thế hệ ấy và em đều hiểu được , cảm nhận được , ghi nhớ những tình cảm , tấm lòng và tình yêu mà Bác dành cho quốc gia dân tộc . Chính như nhà thơ Tố Hữu đã viết :
Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
Là một công dân được thừa những thành quả hi sinh của Bác , của các anh cha đi trước , em nhận thấy bản thân cần có nghĩa vụ và trách nhiệm sao cho xứng đánh với những thành quả ấy . Và học theo lời dạy của Bác “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” . Còn là một học sinh nên em sẽ cố gắng học tập thật tốt , chăm ngoan , nghe lời cha mẹ để cố gắng trở thành học sinh mẫu mực , con ngoan trò giỏi và xứng là cháu ngoan Bác Hồ . Đồng thời cũng sẽ luôn trau dồi kiến thức văn học , lịch sử , địa lí để có thể biết thêm nhiều hơn sự cống hiến của Bác , của cha anh để có được đất nước độc lập hôm nay . Rèn luyện trí tuệ và sức khỏe để trở thành một công dân toàn diện để có thể cống hiến cho quê hương , đất nước.
Mong rằng từ câu chuyện Bác với thiếu nhi và những cảm nhận của em thì cả em và những em , những bạn và cảnh những anh chị sẽ có thể thổi lên ý chí học tập rèn luyện vì bản thân , vì đất nước .
+ Lễ hội búp bê dành cho các bé gái, Tết Thiếu nhi dành cho các bé trai.