K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

                   Tặng 5 tick cho bạn giúp đỡ mk (nhờ người khác)!!!!

                  Mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn~~~Cảm ơn!!!

0
II. THỰC HÀNH:1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:​“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng​ Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?​ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !​ Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“​( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. Câu 2: Chép...
Đọc tiếp

II. THỰC HÀNH:

1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
 Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi ?
 Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi !
 Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.“
( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh )
Câu 1: Từ đoạn thơ trên em nhớ đến bài thơ nào của Tế Hanh trong chương trình Ngữ Văn 8? Nếu xuất xứ bài thơ vừa tìm. 
Câu 2: Chép lại nguyên văn 4 câu thơ cuối bài thơ vừa tìm và cho biết nội dung chính? 
Câu 3: Xác định 1 phép tu từ trong khổ thơ vừa chép? 
Câu 4: Cho biết kiểu câu, chức năng của câu thơ in đậm? 

2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm”
                                              (Trích bài 13 sách DGCD lớp 8, trang 35 )

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gi?
Câu 2: Đoạn văn sử dụng kiểu câu gì? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu ấy?
Câu 3: Từ đoạn văn trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 4 đến 6 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học đó.

3
11 tháng 4 2020

Bài 1:

1. Quê hương - Tế Hanh.

- Xuất xứ: trích trong tập Nghẹn ngào (1919).

2. 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Tình cảm đối với quê hương được Tế Hanh trực tiếp thể hiện qua khổ thơ cuối này, nổi bật hơn cả là nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. Đó là một nỗi nhớ không hề chung chung mà hết sức cụ thể, sâu sắc.

3. Liệt kê

4. 

- Nỗi nhớ độc đáo ở chỗ:

+ Có hình hài “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”.

+ Có hương vị “mùi nồng mặn”, nó đã trở thành một ám ảnh da diết.

11 tháng 4 2020

Bài 2: 

1. Nghị luận

2. Đoạn văn sử dụng câu trần thuật đơn có từ "là".

3. Bài học: tránh xa những tệ nạn xã hội.

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :" Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt.Chẳng ai hình dung nổi cụ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :

" Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt.Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế.Nhưng rồi người ta tìmthấy một đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và-em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không ? Ồ,em thân yêu,đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng."
( O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
Câu 1: Xét câu sau : " Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái
đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng." từ "ồ" thuộc loại từ gì?
Câu 2: Xét câu sau: "Cụ ốm chỉ có hai ngày." từ "chỉ có" thuộc loại từ gì?
Câu 3:Vì sao hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ được xem là một kiệt tác nghệ thuật?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn dòng để nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những số phận bất hạnh trong cuộc sống quanh ta.

0
Lạy chúa trên cao turn down for whatHôm nay con không muốn đi ra đường bị mất cắpVậy mà lớ ngớ lại bị rơi mất trái timNày em gì ơi cho anh xin lại, biết thì đừng lặng imTừ lúc em đến anh đã thấy có cái gì đó sai saiThân hình bé nhỏ mà sao lại có cả mặt trời trên vaiĐiện thoại anh dùng á ừ thì là ai phônNhưng điều anh thích bây giờ á? Lại à được ai hônNam quốc sơn hà và nam đế...
Đọc tiếp

Lạy chúa trên cao turn down for what
Hôm nay con không muốn đi ra đường bị mất cắp
Vậy mà lớ ngớ lại bị rơi mất trái tim
Này em gì ơi cho anh xin lại, biết thì đừng lặng im
Từ lúc em đến anh đã thấy có cái gì đó sai sai
Thân hình bé nhỏ mà sao lại có cả mặt trời trên vai
Điện thoại anh dùng á ừ thì là ai phôn
Nhưng điều anh thích bây giờ á? Lại à được ai hôn
Nam quốc sơn hà và nam đế cư
Anh đẹp trai thế này mà em lại để anh ế ư
Mắt tuy không to, da cũng không được trắng
Nhưng anh cũng chẳng lùn, vẫn được mét bảy tư
Một cộng một, ai cũng biết bằng hai
Thích em là đúng, thì anh chẳng bao giờ sai
Chuyện tương lai thì anh chưa dám nói
Thôi thì cho anh thích em nốt, từ hôm nay đến mai.

Một chút thương nhớ chẳng ai gọi là yêu
Nhưng chẳng biết anh bị làm sao khi nhớ em từ sáng đến chiều
Nụ cười em đánh rơi, anh vội vàng nhặt lấy
Kể từ ngày hôm ấy, anh mắc bệnh tương tư.

Nắng chiều đã tắt qua những tán cây
Còn nụ cười em bao giờ mới tắt trong lòng anh đây?
Em dựng lên những khoảng cách, vẽ ra bao rào cản
Nhưng xin lỗi em luôn dăm ba khó khăn vớ vẩn anh không ngán
Nếu em là mặt trời, chắc anh sẽ là que kem
Chẳng cần em phải quá hot, anh vẫn tan chảy cho xem
Nếu em là ngọn nến, chắc anh sẽ là trời đêm
Chẳng cần phải chói loá cũng đủ ấm áp và dịu êm
Xin cho anh được chết chìm sâu trong ánh mắt
Xin cho anh được say ngất vị ngọt của đôi môi
Xin cho đường về anh và em không lạc mất
Xin cho sau này được ôm mãi một mình em thôi
Trà đổ vào sữa, hay sữa đổ vào trà
Anh đổ em hay em đổ anh thì cũng như vậy mà
Baby you so nice, anh chẳng thể hiểu em còn đi
Đang tìm điều gì trong khi anh chính là mr right
Biết trước thì nhà nước cũng đã giàu
Biết nhớ em thế này thì anh cũng chẳng thích em đâu
Tình yêu anh dài và rộng như con đường Bà Triệu
Nhưng mà xin em đừng làm phố Huế đã song song còn ngược chiều.

Đố các bạn bài này là bài j đó

1