Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trên bản đồ hình 5, diện tích đảo Grơn-len lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ, vì tỉ lệ chiều dài dọc theo Xích đạo không đổi, còn các vĩ tuyến khác trên bản đồ (đều là đường thẳng và dài bằng Xích đạo). Sự thay đổi hình dạng sẽ tăng dần từ Xích đạo về hai cực, làm cho sai số về diện tích càng lớn, mặc dù diện tích đảo Gron-len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ.
Trả lời:
Trên bản đồ hình 5, diện tích đảo Grơn-len lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ, vì tỉ lệ chiều dài dọc theo Xích đạo không đổi, còn các vĩ tuyến khác trên bản đồ (đều là đường thẳng và dài bằng Xích đạo). Sự thay đổi hình dạng sẽ tăng dần từ Xích đạo về hai cực, làm cho sai số về diện tích càng lớn, mặc dù diện tích đảo Gron-len trên thực tế chỉ bằng 1/9 diện tích lục địa Nam Mĩ.

Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

Bố em là một người rất quý cây cối nên khi xây nhà, bố đã để lại một khoảnh sân để trông cây. Khu vườn nhà em nhỏ xinh nhưng có rất nhiều cây.
Lúc đầu, cả khu vườn chỉ có một cây hoa hoàng lan. Cây lan này ông nội em trồng cánh lá vươn đến tận ban công tầng ba, chạm vào cửa sổ của phòng em. Hoa hoàng lan nhỏ, cánh dài, mùi thơm thoang thoảng bay khắp phố. Hoa hoàng lan khi mới nở có màu xanh non, hòa vào cùng màu lá nhưng khi nở xòe thị chuyển sang màu vàng.
Biết em thích hoa hướng dương, bố trồng cho em ba cây. Hướng dương là loài hoa của mặt trời. Mặt trời đi đâu, ba bông hướng dương của em lại quay theo đó. Nhưng bông hoa hướng dương màu vàng rực rỡ, dưới ánh mặt trời nó làm khu vườn trở nên rực rỡ hơn. Nhưng chiều xuống, cũng là lúc mặt trời lặn, chúng ủ rũ trông thật đáng thương. Chắc phải chia tay với mặt trời nên chúng thấy buồn đó mà. Ngày mai khi gặp mặt trời, chúng sẽ vui ngay thôi.
Bố còn trồng một cây chanh giấy. Những quả chanh tròn xoe, da căng bóng, vỏ mỏng và mọng nước. Hàng xóm ai cũng mê cây chanh nhà em, thỉnh thoảng đi chợ quên mua chanh hay lá chanh, các bác thường chạy sang nhà em xin. Ai cũng xuýt xoa vì cây chanh sai quả, lại nhiều nước. Bố trồng cây chanh cho mẹ vì mẹ thích chấm rau muống với nước mắm chanh.
Bên cạnh cây chanh là cây lựu. Vì là lựu cảnh nên nó nhỏ xíu. Đến mùa ra hoa, nhưng bông hoa lựu lập lòe khoe sắc như những dốm lửa nhỏ cháy bập bùng, báo hiệu mùa hè. Hoa lựu đỏ góp thêm sắc màu chói chang cho mùa hè rực rỡ. Trong vườn còn có mấy bác chuối cảnh. Màu xanh mướt của những tàu lá chuối được điểm thêm sắc đỏ của hoa chuối khiến chúng trở nên nổi bật dàn hoa thiên lý cho món canh thiên lý của mẹ. Giữa mùa hè nóng nực mà có to canh hoa thiên lý nấu với cua hoặc thịt nạc thì mọi bực bội và mệt mỏi sẽ bay hết. Mà hoa thiên lý cũng rất thơm.
Khu vườn nhà em đủ các loại cây. Trông xa nó chẳng khác gì một khu rừng rậm nhiệt đới thu nhỏ. Một mảnh sân bé tí mà có bao loại cây cảnh sinh sôi, đơm hoa kết trái. Em rất yêu khu vườn nhà em.
Chúc bạn học tốt!!

- Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
+ Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philippin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan
- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau : điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20’Đ tại Biển Đông.
Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua đất nước khiến đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ (múi giờ) thứ 7 tính từ giờ gốc (còn gọi là giờ quốc tế - GMT).
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 Km2 (Niên giám thống kê 2006).
+ Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên một triệu Km2 tại Biển Đông.
+ Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
a) Vị trí địa lí
- Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
-Trên đất liền, nước ta giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Phần đất liền:
● Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
● Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
● Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
- Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
b)Phạm vi lãnh thổ
-Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất : gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2.
- Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế có diện tích khoảng 1 triêu km2 và thềm lục địa.
- Vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
- Chúc bạn học tốt !

Những người dân trên biển luôn phải lao động gian khổ , khó khăn cũng như rất nguy hiểm . Nhưng có 1 người làm em khâm phục là Châu Hòa Mãn -anh hùng đảo Cô Tô . Châu Hòa Mãn là 1 thanh niên khỏe mạnh . Anh có bắp thịt cuồn cuộn . Giọng nói trầm ấm cùng tác phong hòa nhã , thân thiện nên trông anh càng dễ mến . Hòa Mãn cũng như những người dân khác , hằng ngày anh ra khơi . Có hôm được mẻ cá nào lớn thì về nhà sớm để vợ chồng cùng ăn.Nhưng cũng có hôm anh đi tận mừoi ngày . Anh bảo :Đi khơi xa phải cho nước ngọt vào sạp dể dành uống chứ không được vo gạo nấu cơm .Nghe anh nói thế tôi càng thương anh hơn thương cho ngư dân nghèo , chất phác . Thế là anh được mệnh danh là anh hùng lao động nghành như nghiệp , thật đáng khâm phục

I- TỪ HỌ HỒNG BÀNG ÐẾN CUỐI NHÀ TRIỆU
HỌ HỒNG BÀNG
Việt Nam tổ chức thành xã hội từ khoảng gần 3000 năm trước Tây Lịch (Thiên Chúa giáng sinh) và họ Hồng Bàng làm vua 18 đời kéo dài 2621 năm (2879-258 TCN). Ðây chỉ là một truyền thuyết và chúng ta có thể tạm chấp nhận được, để giải thích về nguồn gốc dân tộc khi mà chưa có một giải thích khoa học chính xác hơn.
Việt Nam bấy giờ có tên là Văn Lang, kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên (Bắc Phần). Lãnh thổ gồm Bắc Việt và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Ngoài triều đình có các hàng quan lại, ở địa phương còn có quan võ gọi là Lạc tướng, quan văn là Lạc hầu, đều có thái ấp riêng. Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, có những tục vẽ mình, nhuộm răng, ăn trầu, theo chế độ mẫu hệ... tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên như Thần núi, Thần sông, Thần gió...
Ðến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán ở phía Bắc Văn Lang sang đánh, Hùng Vương thua nhảy xuống sông tự tử năm 258 TCN.
AN DƯƠNG VƯƠNG - TRIỆU ÐÀ
Thục Phán tự xưng làm vua năm 257 trước Tây lịch hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Phúc Yên) và cho xây dựng thành Cổ Loa rất kiên cố. Lúc bấy giờ, bên Tàu Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu Lạc. Nhưng sau 10 năm đánh nhau, Ðồ Thư bị giết, quân Tần phải rút lui . Ðây là lần đầu tiên Âu Lạc chống lại quân xâm lược từ phương Bắc của Trung Hoa .
Ít lâu sau, Triệu Ðà từ quận Nam Hải (Quảng Ðông bây giờ) sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương mắc mưu thua chạy, rồi tự tử. Từ đó Triệu Ðà sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải và Quế Lâm (Quảng Tây) tạo thành nước Nam Việt lên ngôi vua lấy hiệu là Triệu Vũ Vương đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Ðông)
NHÀ TIỀN HÁN XÂM LĂNG NAM VIỆT
Bấy giờ ở Trung Hoa là triều đại Tiền Hán, năm 916 Triệu Vũ Vương giao thiệp với nhà Hán. Sau Triệu Vũ Vương là các vua Văn vương, Minh vương & Ai vương đều bất tài nhu nhược. Ðời vua Ai Vương, nhà vua còn nhỏ, Cù Thị là mẹ của Ai Vương vốn gốc người Hán, xúi giục Ai Vương đem đất nước dâng nhà Hán. Tể tướng Lữ Gia can ngăn không được, phải bắt giết cả hai mẹ con Cù Thị, rồi lập anh của Ai Vương lên làm vua lo chuẩn bị chống lại nhà Hán. Sau đó nhà Hán sai tướng Lỗ Bác Ðức sang đánh, Lữ Gia yếu thế bị bắt giết, mở đầu cho một thời đại Bắc thuộc đen tối của dân tộc.
II- THỜI ÐẠI BẮC THUỘC
BẮC THUỘC LẦN THỨ NHẤT (111 TCN - 39 SCN)
Sau khi chiếm Nam Việt, nhà Hán đặt nền đô hộ đầu tiên của phương Bắc lên nước ta . Nam Việt bị đổi thành một bộ của Trung Hoa gọi là Giao Chỉ bộ chia ra làm nhiều quận nhỏ, mỗi quận có quan lại người Tàu cai trị. Trong suốt thời gian Bắc thuộc lần thứ nhất kéo dài 150 năm, kể từ năm 111 TCN cho đến năm 39 SCN, dân tộc ta chịu trăm điều khổ sở vì các thái thú người Tàu đại đa số tham lam, tàn ác, luôn luôn vơ vét của dân cho đầy túi tham, ngoài phần đóng thuế cho triều đình Trung Hoa
CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG
Năm 34 SCN, Tô Ðịnh làm Thái thú quận Giao Chỉ là một người tham lam tàn bạo dân chúng vô cùng oán hận. Tô Ðịnh giết Thi Sách là con Lạc Tướng Châu Diên (Vĩnh Yên) khi Thi Sách mưu việc chống Tàu . Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng với em Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Ðịnh báo thù cho chồng rửa hận cho nước, Tô Ðịnh thua chạy về Tàu năm 40 SCN chấm dứt sự đô hộ của nhà Hán đối với Nam Việt lần thứ nhất. Hai Bà lên ngôi vua đóng đô ở Mê Linh (năm 40SCN) . Năm 41 danh tướng nhà Hán là Mã Viện mang quân sang đánh, cầm cự cho đến năm 43 thì Hai Bà thất trận chạy đến sông Hát Giang rồi trầm mình. Từ đó nước ta lệ thuộc Trung Hoa lần thứ hai .
BẮC THUỘC LẦN THỨ HAI
Sau khi thắng được Hai Bà Trưng, Mã Viện cho tổ chức việc cai trị chặt chẽ hơn trước, các Lạc hầu Lạc tướng bị tước hết quyền hành, nước ta coi như một phần đất của Trung Hoa . Các Thái Thú thẳng tay đàn áp, thi hành chính sách đồng hóa dân ta: cách ăn mặc, nhà ở, phong tục, học hành, lễ giáo ... đều bắt buộc phải theo Tàu, về sau đổi tên nước ta lại là Giao Châu . Các quan Tàu đều tham lam, tàn ác, dân ta vô cùng khổ sở phải lên rừng săn voi lấy ngà, xuống biển mò ngọc trai dâng nạp cho quan Tàu . Trong suốt 501 năm (43-544) trải qua các triều đại khác nhau của Trung Hoa dân ta phải luôn luôn gánh chịu những áp bức của người Tàu đô hộ. Tuy nhiên trong khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, cũng có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248, tuy không thành công trong việc đánh đuổi người Tàu nhưng đã nói lên tinh thần ái quốc của dân tộc, ảnh hưởng lớn lao đến các cuộc khởi nghĩa sau này.
CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA LÝ BÔN CHẤM DỨT BẮC THUỘC LẦN HAI - NHÀ TIỀN LÝ (544-602)
Trong thời Nam Bắc triều bên Tàu, đất Giao Châu thuộc nhà Lương. Thứ Sử Tiêu Tư làm nhiều điều tàn ác, lòng người oán giận đồng thời quân Lâm Ấp là nước ở cạnh Giao Châu thường sang cướp phá luôn, dân chúng vô cùng khổ sở. Năm 541, Lý Bôn người huyện Thái Bình (Sơn Tây) nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư và dẹp tan quân Lâm Ấp sang quấy nhiễu .
Thắng trận, năm 544 Lý Bôn tự xưng làm vua hiệu Lý Nam Ðế, đặt tên nước là Vạn Xuân, chấm dứt Bắc thuộc lần thứ hai, đồng thời tạo được một thời gian độc lập lâu dài của dân tộc sau gần 700 năm bị giặc Tàu đô hộ. Năm 545 quân Tàu kéo sang đánh nước ta, Lý Nam Ðế già yếu trao quyền lại cho Triệu Quang Phục chống cự với quân Tàu, cho đến năm 549 thì giặc Tàu thua chạy về nước, Lý Nam Ðế đã mất, Triệu Quang Phục lên ngôi xưng là Triệu Việt Vương. Ðến năm 571 Lý Phật Tử là cháu Lý Nam Ðế cướp ngôi Triệu Việt Vương, tự xưng là Hậu Lý Nam Ðế. Ðể rồi hơn 30 năm sau, năm 602, quân Tàu sang đánh Lý Phật Tử đầu hàng. Một lần nữa nước ta lại bị lệ thuộc vào sự đô hộ khắc nghiệt của nhà Tùy bên Tàu . Thời tự chủ kéo dài trong 58 năm đặt nền móng cho tinh thần chống người Tàu từ phương Bắc của dân tộc ta về sau này .
BẮC THUỘC LẦN THỨ BA (602 - 938)
Năm 602 nhà Tùy cai trị nước ta, nhưng đến năm 618 thì nhà Tùy bị nhà Ðường diệt, Giao Châu lại lệ thuộc vào nhà Ðường và đổi tên thành An Nam Ðô Hộ Phủ. Chính sách cai trị của nhà Ðường khắc nghiệt nhất so với các triều đại khác của Trung Hoa, đã vậy quân Lâm Ấp & quân Nam Chiếu thường sang cướp phá luôn, dân gian khổ sở trăm bề.
Mãi cho đến năm 722, Mai Thúc Loan người tỉnh Hà Ðông nổi lên chống với quân Ðường, chiếm giữ một phần đất ở Hoan Châu (Nghệ An). Nhưng sau đó Mai Thúc Loan yếu thế thua chạy rồi bị bệnh mất. Sau cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, nhà Ðường lại càng siết chặt việc cai trị hơn trước nữa . Năm 791, Phùng Hưng người tỉnh Sơn Tây đánh đuổi quân Ðường về Tàu, lo việc cai trị sửa sang lại nước được mấy tháng rồi mất. Con là Phùng An lên thay nhưng thế lực đã suy yếu phải hàng nhà Ðường khi xâm chiếm nước ta lần nữa, dân ta lại lệ thuộc Trung Hoa .
THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP ÐỘC LẬP VỚI DƯƠNG DIÊN NGHỆ - NGÔ QUYỀN ( 931-938 )
Nhà Nam Hán đặt Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu từ năm 923 đến năm 931 thì Dương Diên Nghệ nổi lên đánh đuổi quân Nam Hán, Lý Tiến thua chạy về Tàu\. Dương Diên Nghệ tự xưng làm Tiết Ðộ Sứ cai trị Giao Châu . Năm 937, Dương Diên Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiện giết để chiếm đoạt quyền hành. Bấy giờ Ngô Quyền là rể Dương Diên Nghệ từ Thanh Hoá ra bắt Kiều Công Tiện giết đi và phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng năm 938 khi quân Nam Hán âm mưu chiếm lại nước ta do sự cầu cứu của Kiều Công Tiện - trước khi chết. Thắng trận Bạch Ðằng Ngô Quyền chấm dứt hẳn thời đại Bắc thuộc kéo dài 1050 năm, mở đường tự chủ cho dân tộc lâu dài từ năm 938 trở về sau .
III- THỜI ÐẠI ÐỘC LẬP
NHÀ NGÔ (938 - 965)
Sau khi phá quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939) đóng đô ở Cổ Loa huyện Ðông Anh (Phúc Yên), sửa sang việc cai trị mong xây dựng một nền tự chủ vững bền cho quốc gia dân tộc. Ngô Quyền mất năm 944, dần dần về sau thế lực nhà Ngô ngày một suy yếu vì triều đình không có được những bậc công thần gánh vác việc nước. Ðến năm 965 đời vua Ngô Xương Xí, thì mỗi vùng một thổ hào tạo lấy cho mình một thế lực riêng không tôn phục nhà Ngô nữa, rồi mang quân đánh lẫn nhau, gọi là loạn Thập nhị sứ quân mà trong đó Ngô Xương Xí cũng là một sứ quân. Năm 968 Ðinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn sứ quân lập nên nhà Ðinh.
NHÀ ÐINH (968 - 980)
Ðinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, lên ngôi năm 968 lấy hiệu là Ðinh Tiên Hoàng, đặt tên nước Ðại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư, đã có công chăm sóc, sửa sang lại đất nước sau thời kỳ nội chiến tương tàn. Nhà Ðinh cố lo tổ chức việc binh , có được 10 đạo quân hùng mạnh so với thời bấy giờ. Về sau Ðinh Tiên Hoàng ham mê tửu sắc làm cho triều đình suy yếu đi, đến đời vua cuối cùng là Ðinh Tuệ mới sáu tuổi thì quân Tống sang đánh, Dương Thái Hậu cùng với các tướng sĩ tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàng lên ngôi để đôn đốc quân sĩ đánh giặc. Nhà Ðinh mất ngôi năm 980 sau 12 năm trị vì.
NHÀ TIỀN LÊ (980 - 1009)
Lê Hoàng lên ngôi lấy hiệu là Ðại Hành Hoàng Ðế, đánh tan quân Tống và chinh phạt Chiêm Thành khi Chiêm Thành bắt sứ giả của ta . Vua Lê Ðại Hành chăm lo việc cai trị, tổ chức quân đội, mở mang nông nghiệp, đúc tiền, đào cảng, mở đường giao thông...
Năm 1004 vua Lê Ðại Hành mất, các vị vua về sau nhu nhược ham mê tửu sắc, tàn ác, nhà Tiền Lê suy yếu đi và mất ngôi vào năm 1009 về tay nhà Lý.
NHÀ LÝ (1010 -1225)
Vua Lê Ngọa Triều làm nhiều điều tàn ác lòng dân cũng như triều đình oán giận, nên khi mất đi thì các quan tôn Lý Công Uẩn đang giữ chức Ðiện Tiền Chỉ Huy Sứ lên ngôi . Lý Công Uẩn lấy hiệu là Lý Thái Tổ, dời đô ra thành Ðại La tức Hà Nội bây giờ. Việc nội trị từ Lý Thái Tổ về sau vô cùng hoàn bị, các phương tiện hành chánh, chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo ... được tổ chức chu đáo . Nhất là vào triều đại của vua Lý Nhân Tôn (1072-1117) Khoa thi đầu t...

a. Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:
- Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình với công suất 1.920 MW.
- Thủy điện Yaly trên hệ thống sông Xê Xan thuộc tỉnh Gia Lai với công suất 720 MW
- Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai với công suất 400 MW.
- Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi trên sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận với công suất Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW.
- Thủy điện Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160 MW), Thác Bà (trên sông Chảy, 110 MW)…
- Hiện nay, đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta trên sông Đà với công suất 2.400 MW, thuộc tỉnh Sơ La.
b. Giải thích sự phân bố
- Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta đều phân bố trên các sông có độ dốc lớn, có nguồn nước dồi dào.
- Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn:
+ Hệ thống sông Hồng mà chủ yếu là sông Đà, riêng sông Đà chiếm tới 19% tiềm năng thủy điện của cả nước.
+ Hệ thống sông Xê xan, Xrepok
+ Hệ thồng sông Đồng Nai với các phụ lưu như sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé,….
Đổi 105 km = 10 500 000 cm rồi áp dụng công thức sẽ tính được ti lệ cùa bản đồ đó là:
15 cm : 10 500 000 cm = 1 : 700 000
Địa hay Văn zậy bn
?