K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2018

(Trong phần ghi nhớ SGK ấy!)

Câu 4: Nội dung cần nhớ:

- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

- Tiếng la đơn vị cấu tạo nên từ.

- Từ gồm 1 tiếng gọi là từ đơn. Gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức.

- Khi những từ phức được ghép bởi các tiếng có liên quan đến nhau về nghĩa thì goi là từ ghép. Còn các từ phức được các tiếng láy âm với nhau tạo nên được gọi là từ láy.

Câu 5:

- Giao tiếp là hoạt động thu nhận, truyền đạt tâm tư, tình cảm của mik qua phương tiện ngôn từ.

- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay một bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Có 6 kiểu văn bản thường gặp tương ứng với 6 phương thức biểu đạt: hành chính- công vụ, biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận, thuyết minh.

Câu 6: - Nghĩa của từ là nội dung( hành động, quan hệ, sự vật, tính chất,....) mà từ biểu thị.

- Có 2 cách chính để biểu thị nghĩa của từ:

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

+ Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc gần nghĩa của từ cần giải thích.

2 tháng 11 2018

Câu 4: *Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

* Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ

* Cấu tạo của từ tiếng Việt gồm có:

- Từ đơn: từ gồm 1 tiếng

- Từ phức: từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng trở lên

+ Từ ghép: các từ có quan hệ với nhau về nghĩa, có 2 hoặc nhiều tiếng

+ Từ láy: gồm 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa

Câu 5: * Khi có tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng nào đó: ta phải nói hoặc viết ra.

* Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ

* Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp

* Có 6 kiểu văn bản, phương thức biểu đạt:

- Tự sự

- Miêu tả

-Biểu cảm

- Nghị luận

- Thuyết minh

- Hành chính-công vụ

Câu 6: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tình chất, hoạt động, quan hệ,.....) mà từ biểu thị

* Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:a) mát, xinh, đẹpb) xe, hoa, cá2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu...
Đọc tiếp

( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )

1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá

2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.

4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm

6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.

7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.

8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.

2
12 tháng 11 2016

1.

a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .

Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .

Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .

b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .

Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .

Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .

 

 

2 tháng 3 2020

blablabla..leuleu

21 tháng 12 2016

1. Động từ chỉ hoạt động

2. Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa

3. Cầu hôn,...(còn nhiều từ lắm, tự tìm nha)

4. Tự sự

14 tháng 1 2021

1. động từ chỉ hoạt động 

2.có nghĩa là : lung lay không vững lòng tin ở mình nữa 

3.cầu hôn , lạc hầu , phán , sính lễ ,tâu , nao núng 

4. PTBĐ chính của bài văn là tự sự

1 tháng 11 2017

Câu 3 :

(tiếng hót, tiếng nói) có nhiều âm thanh cao và trong ríu vào nhau nghe vui tai

Câu 5 :

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.

1 tháng 11 2017

Câu 1: Từ ăn được sử dụng theo nghĩa chuyển.

Câu 3: Líu lo có nghĩa là(tiếng hót, tiếng i) có nhiều âm thanh cao và trong ríu vào nhau dễ nghe.

Câu 4: Những từ láy là:

Khanh khách, lộp độp, lạnh chanh.

Câu 5: Nghĩa của từnội dung (sự vật, tính chất, quan hệ, ...) mà từ biểu thị.

Câu 6: Hai từ đơn lẻ trở lên ghép lại tạo thành một từ ghép. Có khi những từ đó đứng một mình không có nghĩa, cũng có khi là có nghĩa khác với cái nghĩa của từ ghép, từ ghép không bắt buộc phải chung nhau bộ phận vần.

Ví dụ: “bảnh chọe”: bảnh chọe ở đây nếu chúng đứng độc lập một mình thì đều không có nghĩa. Hoặc từ “thiếu nữ” gồm 2 từ có nghĩa ghép lại: thiếu thiếu niên, biểu hiện độ tuổi; nữ là con gái biểu hiện giới tính.

Ví dụ: Xanh tươi, mát rượi, cổ kính …. Câu lạc bộ, vô tuyến điện … Vô tuyến truyền hình … Về nghĩa của các tiếng tạo thành từ ghép, có các trường hợp sau đây:

– Mỗi tiếng tách ra đều có nghĩa riêng rõ ràng. Ví dụ: “cổ kính” tiếng cổ có nghĩa rõ ràng, tiếng kính có nghĩa rõ ràng.

– Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: “bồ kết” Tiếng bồ không có nghĩa rõ ràng, tiếng kết không có nghĩa rõ ràng.

– Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: “Mát rượi” tiếng mát có nghĩa rõ ràng, tiếng rượi không có nghĩa rõ ràng.

Câu 7:

Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, láy mà âm điệu

Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh). dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo…

=> Từ láysắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh.

Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được.

Câu 8: + Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

+ Vai trò: Từ đơn được dùng để tạo từ ghép và từ láy, làm tăng vốn từ của dân tộc.

+ Khái niệm: Từ ghép những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Câu 9:

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.

Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.

Từ mượn tiếng HÁN:

Với sự giao lưu trên nhiều bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán mà được một số dân tộc lân bang đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ, trong số đó có người Việt, người Hàn, và người Nhật. Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau mà cũng không thuộc hệ ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã mượn chữ Hán một cách quy mô.

Đối với người Việt sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều.

Từ mượn tiếng Anh:

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Vậy nên ở Việt Nam tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông và cũng là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi. Nhờ đó, trong tiếng Việt đã xuất hiện nhiều từ mượn tiếng Anh.

22 tháng 10 2016

a) nhà, dạy, dài

Nhà: Ngôi nhà hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười mỗi ngày.

Dạy: Thầy cô dạy dỗ chúng tôi nên người.

Dài: Con đường dài vô tận.

b) gia, giáo, trường

Gia: Gia đình tôi hạnh phúc biết bao nếu ngày đó không đến.

Giáo: Trẻ em cần được giáo dục cẩn thận.

Trường: Ai cũng muốn được trường sinh bất tử.

Mình chỉ làm được như vậy thôi!leuleu

26 tháng 11 2016

gia dinh toi gom 4 nguoi. chung toi song trong mot ngoi nha that dep. nha toi co mot caui cay hang ngay bo toi deu dem theo no khi lam viec dong ang . ***** toi thi lam viec noi tro. toi nam nay lop 6 ; anh toi lop 7 con em toi thi moi chi 3 tuoi. toi chi gioi thieu vai net ve gia dinh toi thoi cam on moi nguoi.

dung voi nhavui

27 tháng 11 2016

Mẹ

21 tháng 6 2017

Bài 1.

Em yêu tiếng chim ( tiếng mang nghĩa nghĩa gốc)

Đầu hồi lảnh lót ( đầu mang nghĩa chuyển)

Mái vàng thơm phức ( vàng mang nghĩa chuyển)

Rạ đầy sân phơi ( sân mang nghĩa gốc)

Bài 2.

Nghĩa gốc: đứng nghiêm, đứng chờ, đứng lên.

Nghĩa chuyển: đứng tuổi, đứng đầu, đứng gió, đứng tên.

Bài 3.

a) Cô em là nhân viên bán hàng.

b) Bạn Hoa rất chăm chỉ.

c) Nhà em có nuôi một chú chó.

d) Nhìn từ xa, bờ biển thật đẹp!

Nguyễn Hương Giang mink làm đúng ko?