K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2020

+ Quá khứ: Thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang  Trung và lòng yêu nước ngày nay của đồng bào. Đó là những dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự thời gian với những tên tuổi gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm. Đồng thời, tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

+ Hiện tại: Đồng bào ra ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước…., những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau… yêu nước, Từ các cụ già tóc bạc… ghét giặc. Tác giả đã liệt kê các dẫn chứng theo mô hình liên kết Từ… đến.

=> Dẫn chứng thời quá khứ cụ thể hơn, ngắn gọn hơn. Dẫn chứng hiện tại khái quát hơn nhưng dung lượng dài hơn.

Có sự khác biệt như vậy vì tác giả muốn chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Những tên tuổi trong quá khứ ai cũng biết. Những tên tuổi thời hiện tại không được nhắc cụ thể nhưng trải đều ra ở mọi ngành nghề, tuổi tác, giới tính, ... qua đó thức dậy lòng yêu nước của nhân dân tham gia vào sự nghiệp cứu nước.

3 tháng 5 2016

Không sao đâu!!!! Sai lần này thì rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn, bạn nhé!!!!!!!!!! Thất bại là mẹ thành công!!!

7 tháng 5 2016

uk cau sui hay nhung lan sau rut kinh nghiem la dc ma ko sao dau 

 Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

25 tháng 12 2018

Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về các cuộc kháng chiến trong lịch sử từ xưa đến nay:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

- Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Các dẫn chứng đưa ra rất thuyết phục, thể hiện được truyền thống yêu nước đó diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước)

24 tháng 3 2020

I. Mở bài:

Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Napoleon – hoàng đế Pháp đã từng nói: “Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước.” Đúng vậy, lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của biết bao dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trải qua bao thế kỉ, tinh thần yêu nước vẫn được các thế hệ ta giữ gìn và phát huy vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước.

2. Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không phải chỉ thể hiện ở một khoảng thời gian nhất định, mà nó là cả một quá trình, một hành trình dài nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những cuộc chiến đấu cho đến thời bình.

a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong “buổi bình minh lịch sử”:

Buổi bình minh lịch sử- đó là giai đoạn nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tồn tại (3000 – 179 TCN)

Ngày nay, trong các bảo tàng lịch sử, di tích văn hóa, ta vẫn thấy người ta trưng bày những di chỉ văn hóa như giáo, rìu, mũi tên, giáp che thân… một là để sử dụng như công cụ lao động, một là để phòng vệ, chống quân xâm lược.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã được nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe những truyền thuyết li kì với hình ảnh các vua Hùng và nhân dân đã chiến thắng các cuộc chiến chống giặc Ân, giặc Man…

Văn học thời nào cũng vậy, luôn phản ảnh chân thật hơi thở cuộc sống, mang dấu ấn thời đại. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta có thể thấy tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất của nhân dân Việt cổ được thể hiện rất rõ nét và ấn tượng.

b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời phong kiến:

Năm 40, Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược và chiến thắng.

Năm 938, nổi danh với chiến tích sông Bạch Đằng là hình ảnh người anh hùng Ngô Quyền tài ba, sáng suốt lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Mông – Nguyên.

Chiến thắng của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống quân Thanh gian lao của dân tộc…

c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ:

Nếu như trong thời kỳ mới lập nước của các vua Hùng hay thời phong kiến, giặc ngoại xâm tấn công ta với những vũ khí còn thô sơ thì quãng thời gian chống Pháp, Mỹ là quãng thời gian dân ta phải oằn mình chống lại mưa bom bão đạn có sức hủy diệt lớn.

Tuy vậy, trong gian khổ, hiểm nguy, nhân dân Việt Nam vẫn chiến đấu với tinh thần yêu nước nồng nàn, mãnh liệt.

Có hàng loạt các cuộc chiến lẫy lừng mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ta có thể nhắc tới như: Chiến thắng Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,…Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975…

d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời bình:

Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến

Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai.

III. Kết bài:

Nêu cảm nhận của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

“Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó đã trở thành một truyền thống quý báu…”. Là thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc xây dựng Tổ quốc, bản thân em phần nào hiểu được trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, hăng say học tập, rèn luyện để góp sức xây dựng đất nước.

Bài làm

   Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..

-Công lao của các vị anh hùng dân tộc

-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước

-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.