
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Từ năm 1967 Ấn Độ bắt đầu tiến hành cuộc “cách mạng Xanh” đến nay đạt nhiều thành tựu:
- Sản lượng lương thực tăng liên tục từ 20,6 triệu tấn (1950) lên 226 triệu tấn (2004) .
- Đầu thập niên 80, Ấn Độ tự túc được lương thực.
- Trong nhiều năm gần đây luôn thuộc nhóm bốn nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (năm 2005 xuất khẩu 4,2 triệu tấn gạo thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Việt Nam).

Những hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa ở Ấn Độ.
- Tiến độ theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Quá trình công nghiệp hóa có những hạn chế.
+ Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX thực hiện bảo hộ mạnh cho công nghiệp, áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu.
+ Chính sách trên làm cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thấp.
Những hạn chế của cuộc “Cách mạng Xanh” ở Ấn Độ.
- Nhằm đảm bảo lương thực cho dân số đông, tăng nhanh, từ năm 1967, Ấn Độ thực hiện cuộc “Cách mạng Xanh” và đạt nhiều thành tựu.
- Tuy nhiên cuộc “Cách mạng Xanh” còn hạn chế:
+ Tiến hành đầu tiên ở bang Pun-giáp, Ha-ri-a-ma, sau đó sang một số bang khác.
+ Chỉ tiến hành vùng có điều kiện thuận lợi: nông dân giàu có, có vốn đầu tư, thủy lợi phát triển.