K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2019

Đáp án D

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh

10 tháng 4 2017

Đáp án: b và d

10 tháng 4 2017

Ở những loài mà đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xi 1:1?

a) Số giao tử đực bằng số giao từ cái.

b) Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.

c) Số cá thể đực và số cá thể cái tròng loài vốn đã bằng nhau.

d) Sự thụ tinh của hai loại giao tử đực mang NST X và NST Y với trứng có số lượng tương đương.

Đáp án: b và d

10 tháng 4 2017

- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

Ở nam: sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.

Ở nữ: chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

+ Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.

+ Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.

- Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông.

Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là hoàn toàn không đúng.



- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

Ở nam: sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.

Ở nữ: chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

+ Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.

+ Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.

- Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông.

Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là hoàn toàn không đúng.



15 tháng 6 2016

a.

- Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Quy ước gen:

                                  M: bình thường

                                  m: bệnh máu khó đông

- Người phụ nữ bình thường nhưng có cha bị mắc bệnh máu khó đông nên kiểu gen của cô ta chắc chắn nhận được giao tử Xm từ người bố, do đó:

 Kiểu gen của người vợ là: XMXm, chồng bình thường sẽ có kiểu gen: XMY. ............................

- Sơ đồ lai: P:                  XMY     x         XMX    

                  GP:               XM Y               X,  Xm

                  F1:                XMXM, XMXm, XMY, XmY     

- Tính xác suất:

+ 2 con trai bình thường (XMY): 1/4.1/4= 1/16

+ 2 con trai bị bệnh (XmY):  (1/4)2= 1/16

+ 2 con gái bình thường(XMXM) hoặc (XMXm) hoặc (XMXM, XMXm):   1/4.1/4= 1/16 

- Bệnh máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST giới tính X, ở nam chỉ cần 1 gen lặn cũng có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình (XmY), còn ở nữ cần đến hai gen lặn (thể đồng hợp lặn XmXm) mới biểu hiện thành kiểu hình nên ít xuất hiện ở nữ.

- Khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau vì bệnh Đao là do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở NST thường- NST số 21 có 3 chiếc

16 tháng 6 2016

Xác suất sinh 2 gái bình thường là 1/2 XMX * 1/2 XMX- = 1/4 chứ nhỉ?

17 tháng 12 2016

Câu 2: Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.

Câu 3:

- Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. Sau đó, Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con

Kết quả: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.



 

14 tháng 12 2016

- Câu 3 nêu quá trình nhân đôi ADN ra. t nghĩ vậy

31 tháng 5 2017

B . 20 cặp nucleotit .

31 tháng 5 2017

Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :

A. 20 nuclêôtit

B 20 cặp nuclêôtit

C. 10 nuclêôtit

D. 30 nuclêôtit

Bài 1: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen nằm trên NST thường qui định, người ta thấy trong một gia đình: ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, trong lúc bà nội, bà ngoại và anh người bố đều có tầm vóc cao. Hai đứa con của cặp cặp bố mẽ trên gồm 1 con trai có tầm vóc cao, 1 con gái tầm vóc thấp. 1.Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền tính...
Đọc tiếp

Bài 1: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen nằm trên NST thường qui định, người ta thấy trong một gia đình: ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc thấp, trong lúc bà nội, bà ngoại và anh người bố đều có tầm vóc cao. Hai đứa con của cặp cặp bố mẽ trên gồm 1 con trai có tầm vóc cao, 1 con gái tầm vóc thấp.

1.Lập sơ đồ phả hệ về sự di truyền tính trạng tầm vóc trong gia đình trên.

2.Kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này.

3.Tính xác suất để cặp bố mẹ nói trên sinh được:

a.Một con tầm vóc thấp.

b.Hai con tầm vóc cao.

c.Một con tầm vóc cao.

d.Hai con tầm vóc thấp.

e.Một con trai tầm vóc thấp.

f.Một con gái tầm vóc cao.

g.Hai trai có tầm vóc thấp.

h.Một trai tầm vóc thấp, một tầm vóc cao.

( Giúp mình câu 2 và câu 3 nha_ mình đang cần giúp gấp!!!)vui Cảm mơn mọi người nhìu!!!

2
11 tháng 6 2017

1. + Bố mẹ tầm vóc thấp sinh được con trai có tầm vóc cao, mà gen qui định tính trạng nằm trên NST thường \(\rightarrow\) tầm vóc thấp trội so với tầm vóc cao

+ Qui ước: A: thấp, a: cao

+ Sơ đồ phả hệ em tự viết dựa theo câu 2 nha

2.

+ Xét bên bố có:

Ông nội tầm vóc thấp x bà nội tầm vóc cao (aa) \(\rightarrow\) anh trai tầm vóc cao (aa) \(\rightarrow\) KG của ông nội là Aa, KG bố Aa

+ xét bên mẹ có:

bà ngoại tầm vóc cao (aa) x ông ngoại tầm vóc thấp \(\rightarrow\) mẹ tầm vóc thấp Aa \(\rightarrow\) KG của ông ngoại là AA hoặc Aa

+ Bố Aa x mẹ Aa \(\rightarrow\) con gái tầm vóc thấp A_, con trai tầm vóc cao aa

3. XS sinh con của cặp vợ chồng

+ 1 con tầm vóc thấp A_ = 3/4

+ 2 con tầm vóc cao aa = 1/4 x 1/4 = 1/16

+ 1 con tầm vóc cao aa = 1/4

+ hai con tầm vóc thấp A_ = 3/4 x 3/4 = 9/16

+ 1 con trai tầm vóc thấp A_ = 3/4 x 1/2 = 3/8

+ 1 con gái tầm vóc cao aa = 1/4 x 1/2 = 1/8

+ hai con trai tầm vóc thấp A_ = 3/4 x 1/2 x  3/4 x 1/2 = 9/64

+ 1 trai tầm vóc thấp, 1 tầm vóc cao = 3/4 x 1/4 x 1/2 = 3/32

11 tháng 6 2017

@Danh Thùy Trúc Bạch em xem câu trả lời ở đây nha!

tỉ lệ là 0,25 nha bạn

7 tháng 10 2016

1. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật. 
Ở động vật có quá trình phát sinh giao tử ở cả hai giới là đực và cái, quá trình phát sinh giao tử là quá trình giảm phân. Chi tiết bạn có thể tham khảo trong sách giáo khoa sinh học là rõ nhất. Mình có thể mô tả chi tiết nhưng sẽ rất dài. 
2. bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định. 
Ở các loài sinh sản hữu tính, luôn có sự kết hợp giữa các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh. Để đảm bảo sự duy trì ổn định này cần thông qua hai quá trình là quá trình giảm phân tạo giao tử và quá trình tái tổ hợp các giao tử đực và cái. Quá trình giảm phân bình thường ở các cá thể đực giúp tạo ra các giao tử đực (tinh trùng) có chứa bộ NST đơn của loài và mỗi NST này đều tồn tại ở dạng NST đơn. Ở các cá thể cái có sự tạo thành giao tử cái (trứng) và các thể tiêu biến đều chứa bộ NST đơn của loài và các NST này cũng là các NST đơn, các thể tiêu biến không có vai trò rõ ràng trong sinh sản hữu tính. Trong quá trình thụ tinh có sự tái tổ hợp giữa các giao tử đực và cái, sự hợp nhất giữa 2 bộ NST đơn của loài sẽ tạo nên một hợp tử có chứa 2n NST. Đó cũng chính là bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài. 
3. Biến dị tổ hợp ........... 
Trước hết cần hiểu: biến dị tổ hợp là những biến dị di truyền phát sinh trong quá trình sắp xếp lại vật chất di truyền ở cấp độ tế bào thông qua quá trình thụ tinh. 
Mỗi loài sinh vật có 2n NST đơn trong tế bào, quá trình phân chia NST về các giao tử trong quá trình giảm phân là hoàn toàn ngẫu nhiên nên số loại giao tử mà mỗi cá thể có thể tạo ra là 2^n (2 mũ n) (n là số NST trong bộ NST đơn bội của loài). Như vậy, sự kết hợp đực cái sẽ có 2^n x 2^n = 2^2n loại hợp tử. Đó chính là cơ sở cho sự phong phú của biến di tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính trong sinh giới. 
Ngày nay người ta thường ứng dụng biến dị tổ hợp trong nghiên cứu chọn giống cây trồng vật nuôi có những tính trạng tốt để phục vụ sản xuất.

7 tháng 10 2016

Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật là:

- Phát sinh giao tử cái:

+ Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho 1 thể cức thứ nhất có kích thược nhỏ và kích thước lớn.

+ Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn.

- Phát sinh giao tử đực:

+ Tinh bào bâc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II.

+ Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho 2 sinh tử, các sinh tử phát sinh thàn tinh trùng.

Câu 2: Bộ nhiễn sắc thể của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là vì sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 3: 

- Biến dị tổ hợp xuất hiên phing phú ở các loài sinh sản hữu tính và được giải thích dựa trên cơ sở:

+ Nhờ quá trình giao phối, do phân li độc lập của các nhiễm sắc thể và tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái.

+ Do sự hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.