Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Giả sử \(\Delta\)ABC có H là trực tâm, O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác (giao điểm của ba đường trung trực), M là trung điểm của BC, ta đi chứng minh AH = 2OM
Vẽ đường kính AD
Ta có: OA = OC (tính chất của điểm thuộc đường trung trực), kết hợp với OA = OD (do AD là đường kính của đường tròn tâm O) suy ra OA = OC = OD =>\(\Delta\)ACD vuông tại C => AC\(\perp\)CD, mà BH\(\perp\)CD suy ra BH // CD (*)
Chứng minh tương tự: CH // BD (**)
Từ (*) và (**) suy ra BHCD là hình bình hành có M là trung điểm của BC suy ra M cũng là trung điểm của HD
\(\Delta\)AHD có O là trung điểm của AD, M là trung điểm của HD suy ra OM là đường trung bình của tam giác => AH = 2OM (đpcm)
Vậy trong mọi tam giác, khoảng cách từ trực tâm tới mỗi đỉnh gấp đôi khoảng cách từ giao ba đường trung trực tới cạnh đối diện.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
a) giao điểm của các đường phân giác
b) M≡T (điểm T được gọi là điểm Toricenli của tam giác ABC).
hoặc M≡B
nếu bạn nói M trùng B thì phải nói rõ điều kiện đặt cho 3 cạnh của tam giác
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Bài giải
A B C D H K E
Gọi \(AH ∩ BC=D,AK∩ BC=E\)
Xét \(\Delta ABD\) có BH là phân giác \(\widehat{ABD}\), \(AH\perp BH\)\(\Rightarrow\) \(BH\perp AD\)
\(\Rightarrow\text{ }\Delta ABD\) cân tại B \(\Rightarrow\text{ }BA=BD\text{, }H\) là trung điểm AD
Tương tự \(CA=CE\) , K là trung điểm AE
\(\Rightarrow\)HK là đường trung bình
\(\Rightarrow\text{ }HK=\frac{1}{2}DE=\frac{1}{2}\left(DB+BC+CE\right)=\frac{1}{2}\left(AB+BC+CA\right)=\frac{1}{2}V_{\Delta ABC}\)
\(\Rightarrow\text{ ĐPCM}\)
Gọi 2 tia phân giác ngoài của đỉnh B và C lần lượt là F và E
Gọi giao của AB với HK là G, của AC với HK là M
Gọi giao của BC với AK và AH lần lượt là N và O
Xét tam giác ABO
Có BH là đường cao (BH vuông góc với AO)
BH là phân giác của góc ABO
suy ra tam giác ABO cân tại B (dhnb tam giác cân)
suy ra BH là trung tuyến của tam giác ABO (t/c tam giác cân)
hay H là trung điểm AO
CM tương tự với tam giác ACN
suy ra Ck là trung tuyến của tam giác ACN(t/c)
hay K là trung điểm AN
Xét tam giác AON
có K là trung điểm AN
H là trung điểm AO
suy ra HK//ON
hay GM//BC và MK//CN
Xét tam giác ACN
có K là trung điểm AN
MK//CN
suy ra AM=MC( t/c đường trung bình tam giác)
Xét tam giác ABC có
AM=MC
GM//BC
suy ra GM=1/2 BC và AG=GB (t/c đường trung bình tam giác)
Xét tam giác vuông AHB
có HG là trung tuyến (AG=GB)
AB là cạnh huyền
suy ra HG=1/2 AB (t/c đường trung tuyến trong tam giác vuông)
Cm tương tự với tam giác ACK
suy ra MK=1/2 AC
Có HG+GM+MK=1/2AB+1/2BC+1/2AC
mà AB+AC+BC là chu vi tam giác ABC
suy ra HK =1/2 chu vi tam giác ABC
Gọi H là trực tâm tam giác ABC và O là giao 3 đường trung trực của tg ABC
=> O là tâm đường tròng ngoại tiếp tg ABC
Nối A với O kéo dài cắt (O) tại D
Xét tứ giác BHCD có
BH vuông góc AC
^ACD=90 (góc nt chắn nửa đường tròn)
=> CD vuông góc AC
=> BH//CD (BH, CD cùng vuông góc với AC) (1)
CH vuông góc AB
^ABD=90 (góc nt chắn nửa đường tròn)
=> BD vuông góc AB
=> CH//BD (CH, BD cùng vuông góc với AB) (2)
Từ (1) và (2) => BHCD là hình bình hành (Tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau thì là hbh)
Gọi M là trung điểm BC => OM là đường trung trực của tg ABC thuộc cạnh BC => OM vuông góc với BC
AH vuông góc BC
=> AH//OM (cùng vuông góc với BC)
Xét hình bình hành BHCD
Do M là trung điểm của BC => M cũng là trung điểm của HD (trong hình bình hành hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)
=> Áp dụng talet trong tam giác \(\Rightarrow\frac{DM}{DH}=\frac{OM}{AH}=\frac{1}{2}\Rightarrow AH=2.OM\)