Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHÒNG GD & ĐT TP KON TUM
|
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học: 2014 -2015 Môn: Địa lí lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ BÀI
Câu 1 : (3,0 điểm)
Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Bắc Mĩ?
Câu 2: (3,5 điểm)
Tại sao ở châu Đại Dương: các đảo và quần đảo có khí hậu nóng, ẩm và điều hòa nhưng đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn?
Câu 3: (3,5 điểm)
Dựa vào 2 biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa sau: So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa giữa khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7
Câu 1 : (3,0 điểm)
- Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. (0,75đ)
- Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau. (0,75đ)
- Các ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. (0,75đ)
- Hoa Kì là nước có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn: sản xuât máy móc tự động, điện tử, hàng không, vũ trụ…được chú trọng phát triển. (0,75đ)
Câu 2: (3,5 điểm)
- Ở các đảo và quần đảo: khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều vì:
- Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. (0,5đ)
- Nằm ở vị trí xích đạo và nhiệt đới ẩm. (0,5đ)
- Chịu ảnh hưởng của các dòng biển nóng Bắc và Nam xích đạo. (0,5đ)
- Ở phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn vì:
- Có nhiều hoang mạc, sa mạc. (0,5đ)
- Nằm trong vùng áp cao chí tuyến, không khí ổn định, khó gây mưa. (0,5đ)
- Núi cao ở phía đông chắn gió từ biển thổi vào. (0,5đ)
- Phía tây có dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-lia. (0,5đ)
Câu 3: (3,5 điểm)
Ôn đới lục địa |
Ôn đới hải dương |
Nhận xét |
|
Nhiệt độ |
- Tháng nóng nhất 200 C - Tháng lạnh nhất - 120 C |
- Tháng nóng nhất 180 C - Tháng lạnh nhất 80 C |
Khí hậu ôn đới đại dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa |
Lượng mưa |
- Tổng lượng mưa 443 mm. - Mùa mưa (tháng 5 - tháng 10) - Mùa mưa ít (tháng 11-tháng 4 năm sau). |
-Tổng lượng mưa 820 mm. - Mùa mưa (tháng 10 - tháng 1) - Mùa mưa ít (tháng 2-tháng 9). |
Khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa |
Mỗi ý đúng đạt 0,25đ. Riêng nhận xét đạt 0,5đ.
Lưu ý: Học sinh có thể trả lời như đáp án hoặc có ý như đáp án nhưng không cần phải giống nguyên văn cũng đạt điểm tối đa. Nếu học sinh trả lời chưa đủ ý tuỳ vào mức độ đạt GV cho điểm phù hợp.
Chị em thi trúng đề này nên chị cứ thử làm nhé!
Đề mạng đấy!

Thảm thực vật là quy mô hay chỉ số đo độ xanh tươi. Độ xanh tươi được dựa trên một số yếu tố: số lượng và số loài thực vật, chúng sinh trưởng ra sao và có đang khỏe mạnh không.

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
* Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.
* Khác nhau:
- Ở Bắc Mĩ hệ thống Cóođie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ
- Ở lục địa Nam Mĩ, hệ thống Anđét cao và độ sộ hơn, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống Cóocđie ở Bắc Mĩ.

- Địa hình Châu Âu được chia thành 3 dạng địa hình chính :
+ Đồng bằng : Phân bố từ Tây sang Đông,chiếm 2/3 diện tích lục địa
+ Núi già : Ở phía bắc và vùng trung tâm (Dãy Xcan - đi - na - vi ,U - ran,..)
+ Núi trẻ : Ở phía nam ( Dãy An - pơ,Cac-pat,...)
- Khí hậu Châu Âu được chia thành 4 kiểu :
+ Khí hậu Ôn đới lục địa
+ Khí hậu Ôn đới Hải Dương
+ Khí hậu Hàn đới chiếm 1 phần nhỏ ở phía bắc
+ Khí hậu Địa Trung Hải , ở phía nam
HỌC TỐT NHA CẬU ....ĐÚNG THÌ TICK CHO MỪN NHAA~~
- Địa hình châu Âu được chia thành 3 khu vực chính:
+ Miền núi già: ở phía bắc và vùng trung tâm (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...).
+ Miền núi trẻ: ở phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat,...).
+ Miền đồng bằng: kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục, đồng bằng Đông Âu lớn nhất.
- Khí hậu: phần lớn có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa; diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực có khí hậu hàn đới và phía nam có khí hậu địa trung hải.

môi trường ôn đới hải dương
+ Phân bố : ven bờ biển Tây Âu
+ Khí hậu : mùa hè mát mùa đông không lạnh lắm nhiệt độ trên 0 độ C
+ Lượng mưa : lớn 800- 1000 mm
+Thực vật : rừng lá rộng ( sồi , dẻ ...)
+sông ngòi :nhiều nước quanh năm , không đóng băng
chúc bn học tốt
- Phân bố : các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh , Pháp , Ai - len , ...
- Khí hậu: Ấm và ẩm hơn các nước cùng vĩ độ : Mùa hạ mát , mùa đông không lạnh lắm , nhiệt độ thường trên 0oC .
- Lượng mưa:Mưa quanh năm , lượng mưa tương đối lớn.
- Thực vật : Rừng lá rộng , rất phát triển.
- Sông ngòi : nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

Ở bắc mĩ chia ra làm mấy khu vực địa hình :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. Là miền núi già cổ thấp hướng Đông Bắc - Tây Nam.Dãy A-pa-lat giàu khoáng sản: dầu mỏ, sắt, …
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Đồng bằng trung tâm rộng lớn hình lòng máng ; cao phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam ; do hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi bồi đắp. Hệ thống hồ chứa nước ngọt có giá trị kinh tế cao :
Hồ Hurôn
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. Là hệ thống núi cao bậc nhất của thế giới, có độ cao TB 3000 – 4000 m, dài 9000 km theo hướng B – N . Gồm nhiều dãy núi chạy song song xen kẽ cao nguyên và sơn nguyên .Có nhiều khoáng sản quí : đồng, vàng, uranium …
Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Câu 1:
Lãnh thổ châu Mĩ có giới hạn và vị trí địa lí như thế nào?
Câu 2:
Cho biết đặc điểm địa hình châu Mĩ?
Câu 3:
Tại sao châu Mĩ có nhiều đới và kiểu khí hậu như vậy?
Câu 4:
Giải thích tại sao châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng ?
Câu 5:
Cho biết sự khác nhau về đô thị hóa giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ?
Câu 6:
Trình bày sự khác nhau về sản xuất nông nghiệp giữa các nước Bắc Mĩ với các nước Trung và Nam Mĩ?
Câu 7:
Cho biết giới hạn lãnh thổ và vị trí địa lí của Châu Nam Cức?
Câu 8:
Trình bày đặc điểm bề mặt địa hình , khoáng sản, sinh vật ở lục địa Nam Cực?
Câu 9:
Cho biết vai trò của tầng ozon ? Nguyên nhân làm suy giảm tầng ozon , hậu quả của việc suy giảm tầng ozon và biện pháp khắc phục?
Câu 10: Cho biết lãnh thổ châu Đại Dương gồm những bộ phận nào?
Câu 11:
Hãy nêu giới hạn và vị trí địa lí của châu Âu.
Câu 12:
Kể tên và nêu sự phân bố các dạng địa hình chính của châu Âu.
Bạn thi tốt nha!

Mỗi km2 có: \(\dfrac{6137000000}{135641000}\)\(\simeq\) 45 (người)
Theo công thức tính mật độ dân số: Dân số (người)/Diện tích (km2)

THỰC HÀNH:
VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA Ô-XTRÂY - LI -A
1. Đặc điểm địa hình:
- Địa hình có thể chia thành 5 khu vực.
+ Một đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây.
+ Cao nguyên Tây Ô - Xtrây - li - a : Khá bằng phẳng với độ cao khoảng 700 - 800m.
+ Đồng bằng trung tâm: nhiều sông, hồ cao trung bình khoảng 200m.
+ Núi cao phía Đông: độ cao trung bình khoảng 1000m.
+ Một đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Đông.
- Đỉnh núi cao nhất: Rao - đơ Mao cao khoảng 1500m.
2. Đặc điểm khí hậu:
Các khu vực |
Đặc điểm khí hậu | Giải thích |
Miền Đông | - Lượng mưa lớn 1500mm/năm. |
-> Ảnh hưởng dòng biển nóng. - Gió Tín Phong thổi thường xuyên. |
Miền Trung |
- Lượng mưa 274mm/ năm - Sự chênh lệch nhiệt độ các mùa trong năm rõ rệt. |
- Nằm sâu trong nội địa, xa biển, ảnh hưởng chí truyến Nam. - Địa hình thấp, núi cao xung quanh. |
Miền Tây |
- Lượng mưa 883mm/ năm. - Nhiệt độ thấp hơn Miền Đông. |
-> Ảnh hưởng dòng biển lạnh, gió Tây Ôn Đới. - Khí hậu khô hạn. |
Nhận xét:
- Lượng mưa phía Đông cao hơn phía Tây.
- Nhiệt độ phía Đông cao hơn phía Tây.
* Sự phân bố hoang mạc:
- Hoang mạc phân bố ở phía Tây lúc địa nơi có lượng mưa giảm dần từ biển vào.
- Sự phân bố hoang mạc phụ thuộc vào vị trí, địa hình và ảnh hưởng thường xuyên của dòng biển lạnh và hướng gió thổi thường xuyên.
P/s: Tiếc gì 1 lời cảm ơn ~~
Châu âu có 3 dạng địa hình chính là:đồng bằng , núi già và núi trẻ
Đồng bằng :kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục
Núi già : nằm ở phía bắc và vùng trung tâm
Núi trẻ: Nằm ở phía nam