Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Công dụng của dấu ngoặc đơn trong bài là dùng để thuyết minh rằng giọng hát của các cô gái Gò Me rất hay, rất ngọt ngào đến nỗi tre phải thôi cười đùa, mây phải nằm im để lắng nghe giọng hát của người con gái đất Gò Me.
- Dấu ngoặc kép trong bài thơ được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

TT | Từ câu... đến câu ... | Là lời kể của ... | Ngôi kể thứ ... |
1 | Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên, ... → chỉ chờ trong giây lát. | Nhân vật tôi | Ngôi thứ nhất |
2 | “Đan-kô dẫn họ đi. ” → “Trái tim tóe ra một loại tai sáng, rồi tắt ngấm,. . ” | Nhân vật tôi | Ngôi thứ ba |
3 | Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp của mình ...→ ...trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách | Nhân vật tôi | Ngôi thứ nhất |

a. “Chuẩn vị” thủy tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng.
● Nghĩa thông thường:
- “Chuẩn vị” là từ thường dùng trong ẩm thực, nghĩa là đúng hương vị gốc, đúng kiểu truyền thống của món ăn.
● Nghĩa theo dụng ý của tác giả:
- Tác giả mượn cách nói trong ẩm thực để chỉ rằng hoa thủy tiên đẹp theo “gu” xưa, đúng theo tiêu chuẩn truyền thống (lá phải xoăn, thấp; hoa không được cao lêu đêu).
- Dụng ý nhằm tôn vinh vẻ đẹp cổ truyền và thể hiện sự tinh tế, khắt khe trong nghệ thuật chơi hoa thủy tiên.
b. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất.
● Nghĩa thông thường:
- “Ngoan” thường dùng để chỉ một người (đặc biệt là trẻ em) biết nghe lời, cư xử đúng mực, dễ bảo.
● Nghĩa theo dụng ý của tác giả:
- Lá “ngoan” là cách nhân hóa chiếc lá, chỉ lúc lá mềm mại, uốn theo ý người nghệ nhân, không cứng đầu hay lệch lạc.
- Dụng ý cho thấy sự sống động, gắn bó giữa con người và cây hoa, như thể chiếc lá là một “đứa trẻ” biết nghe lời, hợp tác trong nghệ thuật tạo dáng hoa.

a. Nghĩa thông thường: gia vị hoàn chỉnh.
Nghĩa theo dụng ý của tác giả: phiên bản thủy tiên phải chuẩn theo đúng mẫu cổ xưa.
b. Nghĩa thông thường: nết na, nghe lời.
Nghĩa theo dụng ý của tác giả: chiếc lá chuẩn, đẹp mới có thể uốn nắn được.
- Dấu ngoặc đơn: dùng chú thích, bổ sung thêm nội dung cho câu thơ trước đó (Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe).
- Dấu ngoặc kép: đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp từ lời câu hò được nêu ra trong bài “Hò … ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me/ Không vì sắc lịch mà chỉ vì mê giọng hò”